Kinh tế văn hóa thời Trần???Giúp mik vs nha

Kinh tế văn hóa thời Trần???Giúp mik vs nha

0 bình luận về “Kinh tế văn hóa thời Trần???Giúp mik vs nha”

  1. 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh:

    – Nông nghiệp:

    + Ngày càng phát triển hơn trước, nhờ có những chính sách và biện pháp khuyến khích của nhà nước

    + Mở rộng diện tích trồng trọt, khai hoang lập làng, xã. Đê  điều được củng cố

    + Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước

    – Thủ công nghiệp:

    + Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công và phường thủ công với các nghề: dệt, gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, đúc đồng, rèn sắt,…

    – Thương nghiệp:

    + Buôn bán trong và ngoài nước tấp nập

    + Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của nhà nước

    + Nhà Trần mở rộng trao đổi buôn bán với nước ngoài

    2. Tình hình xã hội:

    – Xã hội :

    + Ngày càng phân hoá. Gồm nhiều tầng lớp: vương hầu quý tộc, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nông nô và nô tì

    Bình luận
  2. Lý thuyết, Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời TrầnA. Lý thuyếtI – SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ1.1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

    a. Nông nghiệp:

    – Khuyến khích sản xuất, khai hoang, lập làng xóm mới, mở rộng diện tích canh tác.

    – Chú trọng thủy lợi, củng cố đê điều.

    – Vương hầu, quý tộc Trần tiếp tục chiêu tập dân khai hoang, lập đồn điền.

    – Ban thưởng ruộng đất cho người có công.

    – Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế, nông dân dduowvj chia ruộng đất cày cấy và đóng thuế cho nhà nước.

    → Nông nghiệp được phục hồi phát triển nhanh chóng.

    b. Thủ công nghiệp:

    – Thủ công nghiệp nhà nước được mở rộng, phát triển nhiều nghề khác nhau: làm gốm tráng men, dệt vải lụa, đóng tàu, chế tạo vũ khí…

    – Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển nổi bật là làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, khắc bản in, khai khoáng,…

    – Nhiều làng nghề, phường nghề thủ công được xây dựng.

    – Các mặt hàng thủ công ngày càng chất lượng, trình độ kĩ thuật được nâng cao.

    c. Thương nghiệp.

    – Chợ hình thành ở khắp nơi, buôn bán tấp nập, sầm uất.

    – Mở rộng trao đổi, buôn bán với nước ngoài, nhiều trung tân buôn bán nổi tiếng: Thăng Long, Vân Đồn.

    1.2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.

    – Xã hội phân hoá sâu sắc

       + Tầng lớp thống trị:

       + Tầng lớp bị trị:

    II – SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA1.1. Đời sống văn hoá

    – Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân và phát triển hơn trước: thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công.

    – Tôn giáo: Đạo phật, nho giáo phát triển mạnh.

    – Tập quán: Nhân dân đi chân đất, quần đen, áo tứ thân, cạo trọc đầu.

    – Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển như: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng múa rối, đấu vật, đua thuyền

    1.2. Văn học.

    – Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm.

       + Văn học chữ Hán: phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

       + Văn học chữ Nôm: bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sỹ Cố, Hồ Quý Ly.

    1.3. Giáo dục và khoa học, kĩ thuật.

    – Giáo dục:

       + Mở trường học nhiều nơi.

       + Tổ chức thi thường xuyên.

    – Sử học:

       + Lập cơ quan “Quốc sử viện” chuyên viết sử.

       + Năm 1272, “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu được biên soạn.

    – Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lý luật quân sự của Đại Việt.

    – Y học, thiên văn học có nhiều thành tựu quang trọng.

    – Kĩ thuật: Thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn.

    1.4. Nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc.

    – Kiến trúc:

       + Nhiều công tình có giá trị ra đời: tháp phổ Minh, chùa thành Tây Đô.

       + Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như Hoàng thành Thăng Long, tháp Bình Sơn,..

    – Điêu khắc:

       + Điêu khắc tượng đá phát triển.

       + Nghệ thuật chạm khắc rồng độc đáo.

    Bình luận

Viết một bình luận