LÀM GIÙM MÌNH KẾT BÀI CỦA VĂN BIỂU CẢM NHA!
Kí ức tuổi học trò với biết bao nỗi niềm nhớ thương, sâu lắng và không bao giờ quên được đối với mỗi cá nhân chúng ta. Cái tuổi ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng với biết bao vẻ đẹp tinh khiết. Cái tuổi thấm đậm màu đỏ thắm của hoa phượng – loài hoa đặc trưng cho tuổi học trò. Cho dù rời xa trường đã hai năm, nhưng đối với hình ảnh cây phượng chưa bao giờ bị phai mờ.
Tôi vừa đến trước cổng trường đã thấy cây phượng năm xưa sừng sững giữa sân trường. Cây phượng với thân hình cao to, cành lá xum xuê che phủ cả một vùng, ngọn cây cao chót vót, rồi cả những cành hoa phượng nở từng chum đỏ chót như những đóm lửa cháy rực trong tiết trời oi bức này nữa. Nhìn từ xa, trong mắt tôi, mọi cảnh vật vẫn như mới vừa xảy ra vào hôm qua thôi – cảnh vật vẫn rất quen thuộc như chưa có sự thay đổi nào cả!
Bước vào sân trường, tôi mới ngạc nhiên vì lúc trước – khi tôi còn học ở trường tiểu học cây phượng chỉ cao bằng đầu, mà giờ đây nó đã sừng sững như cái cột đình, những tán lá khi xưa giờ đây đã thành chum, xòe ra như cánh quạt. Màu lá của cây phượng nữa – từ một màu xanh nhạt non nớt giờ đây chúng đã trở thành màu lá sẫm đậm và già dặn hơn. Thân cây phượng hồi trước chỉ tầm ba mươi đến năm mươi xăng – ti – mét, nhưng ngay lúc này đây tôi dang rộng hai cánh tay của mình để ôm lấy cây phượng mà vẫn không xuể. Suốt cả năm năm trời học tiểu học, chưa bao giờ tôi cảm nhận được đám lửa của tuổi thơ lại cháy rực đến vậy. Thân cây cao to, sần sùi và thậm chí có cả những vết “sẹo” khổng lồ, Từ thân cây tủa ra những cành nhỏ tựa như những cánh tay gầy guộc đang chải tóc cho mây trời. Lá phượng xanh non nhẹ nhàng đung đưa theo làn gió nhẹ, ánh nắng xuyên qua những khe hở của lá. Rễ cây phượng to và chắc, có cả những chiếc rễ trồi lên trên mặt đất. Hoa phượng nở, báo hiệu một mùa hè đã đến, các học sinh hớn hở vì đã được nghỉ hè sau mấy tháng trời siêng năng học tập, chỉ có phượng là hiện lên nỗi buồn sau thẳm không thể diễn tả. Phượng buồn vì hoa vừa nở là đã không còn được thấy những bạn học sinh nhỏ nữa! Phượng buồn vì sắp phải đối diện với nỗi cô đơn, đối diện với cảnh vật hiu quạnh, lạnh lẽo! Dù số phận của nó trớ trêu đến thế nhưng hoa phượng vẫn đẹp một cách lạ kỳ và thậm chí hoa phượng như muốn đốt cháy cả một khoảng trời bằng màu sắc đỏ rực của những cánh hoa. Hoa phượng rất mong manh chỉ cần có một làn gió thổi qua là đã có những cánh hoa phải lìa cành. Tuy cây phượng đã thay đổi khá nhiều nhưng một đặc điểm nổi bật của phượng mãi vẫn không thay đổi, đó là màu hoa phượng vẫn đỏ, tán lá vẫn che mát cả một khoảng sân và cây phượng vẫn luôn gắn liền với tuổi thơ học trò của mỗi người. Điều đó đã làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm đẹp của bản thân cùng với các bạn: nào là ngồi đọc sách, hóng mát dưới bóng cây, nào là leo lên cành cây phượng đùa nghịch với nhau,… Có một kỷ niệm đặc biệt mà em không thể nào quên được đối với cây phượng. Một lần khi cùng các bạn trèo lên cây đùa nghịch, chẳng may tôi bị trượt chân, vốn tưởng lần này thật sự không xong rồi, bỗng dưng một làn gió đi qua thổi mạnh làm cho cành cây phượng ngã về phía tôi, tôi tóm lấy cành cây vì thế mà thoát được nạn. Sau lần đó tôi thầm cảm ơn phượng rất nhiều và cũng từ đó tôi chú ý đến phượng nhiều hơn. Tôi đã cùng các bạn trong lớp chăm sóc cây phượng, hằng ngày tưới nước cho cây, nhặt rác xung quanh bồn cây, khuyên bảo mọi người không được xả rác bừa bãi.
Nhìn cây phượng tôi chợt thấy nó đã dần dần bị khô héo, có một số cành cây bị gãy chưa được thu dọn, còn xung quanh bồn cây thì chứa đầy rác khó phân hủy. Tôi vội nhặt rác trong bồn, lấy nước sạch tưới cho cây, dọn dẹp những cành cây bị gãy kia. Xong việc tôi thở phào nhẹ nhõm, nhưng tâm trạng tôi lúc này bị rối cả lên, tôi cảm thấy thất vọng và tức giận trước hành vi xấu của các bạn học sinh hiện nay, lại lo lắng cho tương lai của cây phượng: “Cứ thế này chẳng bao lâu nữa cây phượng sẽ chết mất! Phải làm gì đây?” Vào buổi chào cờ đầu tuần của trường tôi xin phép thầy cô được nhắn nhủ với các bạn học sinh vài lời. Tôi bước lên bục giảng, dõng dạc nói: “Các bạn học sinh thân mến, cây xanh rất có ích cho môi trường: chúng giúp con người phòng chống thiên tai, bão lũ; chúng cung cấp ôxi, điều hòa không khí cho môi trường; là nơi che mát cho các bạn,… Nhìn chung cây xanh có rất nhiều lợi ích. Trong các trường ở Việt Nam hầu hết các trường đều có cây phượng vĩ, chúng rất đẹp, mang lại thẩm mỹ cho ngôi trường; là nơi vui chơi mát mẻ nhất của chúng ta, chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người, vậy tại sao chúng ta lại không bảo vệ cây phượng? Muốn bảo vệ được cây phượng thì chúng ta phải làm gì? Chúng ta nên tưới nước, chăm sóc thường xuyên cho cây, không được xả rác bừa bãi, nhắc nhở các bạn phải có ý thức bảo vệ cây, không được bẻ gãy cành cây,… Chỉ có như vậy cây phượng mới được bảo vệ!” Sau buổi chào cờ hôm đó tôi đã thấy rõ ý thức của học sinh được nâng cao hơn, chúng không xã rác, bẽ gãy cành cây nữa và thậm chí cò tưới nước, chăm sóc cho cây rất cẩn thận, chu đáo.
Bài làm
Cây phượng mãi là người bạn tốt đối với tuổi học trò chúng em. Dù bây giờ em đã rời xa mái trường tiểu học, bận rộn với công việc học hành của một người học sinh cấp hai, nhưng phượng mãi mãi trong tim em là ” người bạn ” không thể thiếu mỗi khi có niềm vui hay nỗi buồn. Sau này, dù đi đâu, về đâu em sẽ không bao giờ quên cây phượng – minh chứng cho một tuổi thần tiên trong sáng.
Cây xanh nói chung và cây phượng nói riêng đã mang lại cho ta thật nhiều lợi ích lớn lao, công lao ấy cũng chả phô trương ra để mọi người công nhận, chúng luôn ẩn dật rõi theo và mang lại cho con người bao nhiêu lợi ích mà ta chẳng biết ấy thôi. Đối với chúng em thì cây phượng quý trọng hơn cả. Phượng mập mờ trong kí ức học trò mả chả ai thèm nghĩ tới. Nhưng em lại nhận ra được tình cảm, sự gắn bó khăng khít ấy, nhưng thật bất lực sao cho em vì ai ai cũng không giống vậy, mọi người nghĩ phượng như một thứ vô chi vô giác. Em muốn chuyền đạt lại cho mọi người rằng hãy thương nấy loài hoa học trò để có một cuộc sống đậm tràn kí ức đẹp đẽ về tuổi học trò thơ ngây và tốt đẹp.
.
.
và mik cũng góp ý cho bạn là đoạn cuối của bài văn của bạn có hơi đi xa quá so với đề bài xíu, bạn nên sủa lại để có một bài văn hay hơn nhé
góp ý thui ạ mong bạn quan tâm