lầm giúp mik vs lập dàn bài cho đề văn sau 1, chứng minh câu tục ngữ ăn qảu nhớ kẻ trồng cây là một nét truyền thống đạo lí của dân tộc VN 2,giải thíc

lầm giúp mik vs
lập dàn bài cho đề văn sau
1, chứng minh câu tục ngữ ăn qảu nhớ kẻ trồng cây là một nét truyền thống đạo lí của dân tộc VN
2,giải thích vây tục ngữ” Lửa thử vàng, gian nan thử sức”
giúp mik nhanh nhé mạng cũng đc

0 bình luận về “lầm giúp mik vs lập dàn bài cho đề văn sau 1, chứng minh câu tục ngữ ăn qảu nhớ kẻ trồng cây là một nét truyền thống đạo lí của dân tộc VN 2,giải thíc”

  1.  BÀI 1 

    1. Mở Bài

    Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    2. Thân Bài

    – Giải thích câu tục ngữ:

    Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

    Nghĩa bóng: “quả” ở đây chính là thành quả, thành tựu, “ăn quả” chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những “kẻ trồng cây” – những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

    – Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

    Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

    Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

    Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

    3. Kết Bài

    Khẳng định giá trị câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình .

    BÀI 2

    I. Mở bài

    Cuộc đời còn nhiều gian truân và thử thách, cha ông ta cũng đã dạy: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” để mỗi con người đem theo trong suốt cuộc đời của mình.

    II. Thân bài

    1. Giải thích

    – “Lửa thử vàng” tức nghĩa là lấy lửa để kiểm tra vàng, xem tuổi vàng, biết là vàng mươi hay bị pha tạp lẫn lộn.

    – “Gian nan” có nghĩa là những khó khăn, vất vả trước mắt. Những gian nan ấy là phép thử mà mỗi con người phải vượt qua để đo sức lực của chính bản thân mình.

    – “Sức” có nghĩa là sức mạnh, là ý chí, là lòng quyết tâm vượt lên mọi khó khăn gian khổ.

    =>Câu tục ngữ nhắn nhủ đến mọi người cần phải nỗ lực, kiên nhẫn, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, ca ngợi niềm tin và sức mạnh về ý chí của con người.

    2. Bình luận và chứng minh 

    – Những khó khăn ấy là phép thử cho sức mạnh, cho lòng quyết tâm của mỗi con người:

    • Người có trí sẽ mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn sóng gió.
    • Kẻ tầm thường hèn nhát sẽ thu mình lại ôm lấy những mất mát bi quan.

    – Câu tục ngữ ấy cũng là bài học sâu sắc về việc rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm, sự mạnh mẽ trong mỗi con người.

    – Cuộc sống còn rất nhiều điều gian nan vất vả, mỗi chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vượt lên mọi khó khăn bước tiếp.

    III. Kết bài

    – “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” là câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc để mỗi con người làm kim chỉ nam trong cuộc sống.

    – Mỗi người hãy sống và học tập theo tinh thân của câu tục ngữ để vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống này.

    XIN CTLHN Ạ !!!

    Bình luận
  2. chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây là 1 nét truyền thống của dân tộc

    I. Mở bài

    • Dẫn đăt giới thiệu vấn đề cần chứng minh (Hai câu tục ngữ)

    Trong chương trình văn học lớp 7, em được học rất nhiều câu ca dao tục ngữ là những lời khuyên về lẽ sống tốt đẹp ở đời. Trong đó có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cùng với đó là “Uống nước nhớ nguồn”. Hai câu trên đều nói về một truyền thống đạo lý trong đó là lòng biết ơn.

    II. Thân bài

    1. Giải thích;

    • Ăn quả, uống nước: đó là sự hưởng thụ, đón nhận những thành quả.
    • Kẻ trồng cây, nguồn: Chỉ nguồn cội của các giá trị, vật chất và tinh thần
    • Nhớ là sự bày tỏ tình cảm tri ân, khắc ghi những công ơn
    • Nội dung hai câu nói bàn về thái độ sống biết ơn, ghi nhớ những người tạo ra thành quả.

    2. Chứng minh gồm 2 phần +lí lẽ

    • Hai câu tục ngữ được đúc kết hoàn toàn đúng đắn.
    • Thái độ sống biết ơn đó là thái độ sống gần gũi của con người với con người, là truyền thống đạo đức của dân tộc
    • Chúng ta phải biết biết ơn những người “gieo trồng”bởi nó là những thành quả ngày hôm nay chính là quá trình xây dựng, công lao của những người đi trước.
    • Mọi thứ không phải tự nhiên mà có. Mẹ thiên nhiên cho ta một thế giới tự nhiên giàu có, cho bầu khí quyển đất đai, cho loài người xuất hiện để cùng chung sống. Mọi những thành tựu mà nhân loại đang có là kết quả của người đi trước để lại, ta không thể nào lãng quên.
    • Ta được có mặt trên thế gian này, được học hành dạy dỗ đó chính là nhờ công lao to lớn của cha mẹ. Đất nước có được độc lập là do sự đánh đổi của những hi sinh mất mát của thế hệ đi trước. Nhân loại ngày một đi lên văn minh là do những tiến trình phát triển của những bộ óc vĩ đại.
    • Đa số chúng ta được nhận nhiều hơn là được cho, vì vậy thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”là đạo đức tối thiểu của con người.
    • Sống biết ơn, ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, và có ý thức phát triển dựa trên những gì đã có
    • Nếu không sống biết ơn ta chỉ coi những gì ta nhận được là hiển nhiên sẵn có. Con người dễ rơi vào lối sống hưởng thụ đơn thuần, không làm việc không cống hiến, vì vậy cuộc sống trở nên nhàm chán vô nghĩa.
    • Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy tận độ khả năng sáng tạo dựa trên tinh thần của kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước.

    3. Mở rộng (Liên hệ thực tế, bài học)

    • Trong cuộc sống có những người chỉ sống hưởng thụ, thờ ơ lãng quên sống vô ơn, vô nghĩa. Nhiều bạn học sinh không biết lắng nghe lời cha mẹ, thầy cô đôi khi còn tổ thái độ không lễ phép với người lớn. Cần phải nghiêm khắc phê phán thanh đổi.
    • Để biết ơn những gì chúng ta nhận được chúng ta phải thể hiện thái độ trân trọng, em nghĩ rằng bộ môn lịch sử bộ môn mà mỗi chúng ta phải quan tâm nhiều nhất.
    • Sống biết ơn thôi chưa đủ, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất.

    III. Kết bài

    • Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân

    Lòng biết ơn là truyền thồng đạo lý của dân tộc mà ai cũng phải có trong mình. Là một người học sinh đang học trên ghế nhà trường, được cha mẹ chăm sóc nâng niu, em nghĩ rằng mình phải biết ơn những gì thầy cô cha mẹ đã dành cho em, đồng thời phải cố gắng chăm ngoan học giỏi đề không phụ những công lao to lớn của mọi người.

    giải thích câu tục ngữ lủa thử vàng, gian nan thử sức

              

    Bình luận

Viết một bình luận