Làm giúp mk hết nha cảm ơn
VĂN BẢN: CÂY TRE VIỆT NAM
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản?
2. Câu văn mở đầu đoạn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ rõ và nêu tác dụng?
3. Nội dung của đoạn văn trên là gì?
4. Xác định thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ trong các câu sau
– Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
– Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.
5. Viết đoạn văn 8 câu nêu cảm nhận của em về cây tre Việt Nam, trong đoạn có sự dụng 1 câu trần thuật đơn (Gạch chân và chú thíc rõ)?
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
“… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …”
(Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai, NXBGD – 2006)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
2. Nêu nội dung đoạn trích trên.
3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?
4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (từ 5-7câu) bày tỏ tình cảm về hình ảnh cây tre nơi em ở.
Bài 1:
1.Trích trong văn bản “Cây tre Việt Nam”,tác giả Thép Mới.
2.Biện pháp tu từ:Nhân hóa.Làm cho cây tre thêm sinh động và gần gũi với con người,làng bản.
3.Có nội dung là cây tre là người bạn gắn bó lâu đời với con người.
4.TN(trạng ngữ):dưới bóng tre của ngàn xưa,CN(chủ ngữ): mái đình mái chùa,VN(vị ngữ):cổ kính.
TN: dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời,CH:người dân cày Việt Nam,VN:dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.
Bài 1:
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản ” Cây tre Việt Nam”. Của tác giả Thép Mới. Xuất xứ của văn bản: Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
2. Câu văn mở đầu đoạn SD biện pháp nghệ thuật là: nhân hoá:
“Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn.”
Tác dụng: làm nổi bật hình ảnh gần gũi, khăng khít của tre vs cn Việt Nam.
3. Nội dung: tre gần gũi, khăng khít, gắn bó chung thuỷ chung vs đời sống cn.
– Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình mái chùa cổ kính.
TN VN CN
– Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam/ dựng nhà, dựng cửa, vờ
TN CN VN
ruộng, khai hoang.
5.
Bài 2:
1. PTBĐ chính của đoạn văn trên là: miêu tả
2. Nội dung: tre gắn bó vs cn, dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.
3. Biện pháp tu từ đc SD trong đoạn trích trên là:
– “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.”
– “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.”
– “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
– “Tre hi sinh để bảo vệ con người.”
4.
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù, vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để bảo vệ non sông, đất nước.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai. Vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Dù mai này, khoa học kĩ thật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Tre trở thành bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam.
Chúc bạn học tốt!
Xin ctlhn cho nhóm nhé!