Làm hộ em với
Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CuO. B. SO 2 . C. FeO. D. ZnO.
Câu 2: Phản ứng phân hủy là
A. 2KClO 3 − to → 2KCl + 3O 2 ↑ B. Ba + 2HCl → BaCl 2 + H 2
C. Cu + H 2 S → CuS+H 2 D. S + O 2 − to → SO 2
Câu 3: Phản ứng nào không là phản ứng hóa hợp?
A. 2Cu + O 2 − to → 2CuO. B. Fe + O 2 − to → FeO.
C. Mg + S → MgS. D. Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 .
Câu 4: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí là do khí oxi có tính
chất
A. khó hóa lỏng. B. tan nhiều trong nước.
C. nặng hơn không khí. D. ít tan trong nước.
Câu 5: Chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A. KMnO 4 . B. CaCO 3 . C. Không khí. D. K 2 MnO 4 .
Câu 6: Cặp công thức hóa học – tên gọi đúng là
A. CO – cacbon (II) oxit. B. Na 2 O – natri (II) oxit.
C. Fe 2 O 3 – sắt (III) oxit. D. CaO – canxi trioxit.
Câu 7: Bazo tương ứng với BaO là
A. BaOH. B. Ba(OH) 2 . C. Ba(OH) 3 . D. BaCl 2 .
Câu 8: Phản ứng nào sau đây biểu diễn quá trình đốt cháy kim loại sắt trong không
khí?
A. 3Fe + 2O 2 − to → Fe 3 O 4 B. 2Fe + O 2 − to → 2 FeO
C. 4Fe + 3O 2 − to → 2Fe 2 O 3 D. 4Fe + O 2 − to → 2Fe 2 O
Câu 9: Phần trăm khối lượng của Mg trong MgO là
A. 40%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.
Câu 10: Trong không khí oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 1%. B. 79%. C. 21%. D. 0%.
Câu 11: Công thức nào sau đây là sai:
A. KO B. FeO C. Fe 2 O 3 D. Al 2 O 3
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?
A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhịêt độ cao.
B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại.
C. Oxi không có mùi và vị.
D. Oxi cần thiết cho sự sống.
2
Câu 13: Cho một cây nến đang cháy vào bình thuỷ tinh rồi đậy kín. Hiện tượng gì sẽ
xảy ra?
A. Nến tắt ngay. B. Nến cháy to hơn.
C. Nến cháy to hơn rồi tắt. D. Nến cháy nhỏ dần rồi tắt.
Câu 14: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. CO 2 . B. N 2 O. C. BaO. D. SO 2
Câu 15: Axit tương ứng với P 2 O 5 là
A. H 3 PO 4 . B. H 2 PO 3 . C.P 2 O 3 D. PO.
Câu 16: Phương pháp nào để dập tắt lửa do xăng dầu?
A. Quạt. B. Phủ chăn bông hoặc vải dày.
C. Dùng nước. D. Dùng cồn.
Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 g KMnO 4 thấy sinh ra V lít khí (đktc). Giá trị của
V là:
A. 4,8 B. 6,72 C. 2,24 D. 3,2
Câu 18: Đốt cháy 12,8 gam lưu huỳnh trong 6,4 gam khí oxi. Chất nào còn dư sau
phản ứng?
A. S. B. O 2 . C. Hai chất đều hết. D. Không xác
định.
Câu 19: Oxit của một nguyên tố có hóa trị III, trong đó oxi chiếm 30% về khối lượng.
Công thức hóa học của oxit là:
A. Fe 2 O 3 . B. Al 2 O 3 . C. Cr 2 O 3 . D. N 2 O 3 .
Câu 20: Khi oxi hóa 1,2 gam kim loại M bằng oxi thu được 2 gam oxit MO. M là kim
loại nào sau đây?
A. Fe B. Ca C. Mg D. Pb
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1.B
2.A
3.D
4.C
5.A
6.C
7.B
8.A
9.B
10.C
11.A
12.B
13.D
14.C
15.A
16.B
17.C
18.A
19.A
20.C