làm rõ nội dung và ý nghĩa tư tưởng HCM về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
0 bình luận về “làm rõ nội dung và ý nghĩa tư tưởng HCM về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”
Độc lập dân lộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Từ khi trở thành người cộng sản cho đến khi trở thành lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh chỉ rõ các bài viết của Người chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện một cách tập trung những luận điểm sáng tạo lớn về lý luận của Hồ Chí Minh. Những luận điểm đó có giá trị lâu dài chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam và đóng góp quan trọng vào việc phát triển lý luận về cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Tư tưởng đó hình thành ở Hồ Chí Minh từ đầu những năm 20 và đến mùa xuân năm 1930 với sự kiện Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã thành ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam liên tục giành những thắng lợi lịch sử suốt hơn 70 năm qua. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện trên thực tế, có thể chia ra làm ba thời kỳ.
Thời kỳ 1930-1945: ở thời kỳ này tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện qua những hoạt động lý luận và thực tế chủ yếu của Hồ Chí Minh: Xác định tính chất cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhân dân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của chúng; xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Thời kỳ 1945-1954: thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, thực hiện “kháng chiến và kiến quốc”.
Thời kỳ 1954-1975: thời kỳ Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, phát triển tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới. Ở thời kỳ này sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trong việc xây dựng và chỉ đạo đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Khát vọng độc lập đã hun đúc thành chủ nghĩa dân tộc chân chính, to lớn của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh xem đó là động lực lớn của đất nước. Sức mạnh của yếu tố dân tộc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc một cách quyết định vào việc kết hợp với chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, sau khi giành được độc lập, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mới ngày càng ấm no, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo cho độc lập dân tộc được vững chắc, được thực thi trên thực tế. Đó là một nền độc lập thật sự, lâu dài. Nếu độc lập dân tộc mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.
Độc lập dân lộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Từ khi trở thành người cộng sản cho đến khi trở thành lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh chỉ rõ các bài viết của Người chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện một cách tập trung những luận điểm sáng tạo lớn về lý luận của Hồ Chí Minh. Những luận điểm đó có giá trị lâu dài chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam và đóng góp quan trọng vào việc phát triển lý luận về cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Tư tưởng đó hình thành ở Hồ Chí Minh từ đầu những năm 20 và đến mùa xuân năm 1930 với sự kiện Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã thành ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam liên tục giành những thắng lợi lịch sử suốt hơn 70 năm qua. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện trên thực tế, có thể chia ra làm ba thời kỳ.
Thời kỳ 1930-1945: ở thời kỳ này tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện qua những hoạt động lý luận và thực tế chủ yếu của Hồ Chí Minh: Xác định tính chất cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhân dân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của chúng; xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Thời kỳ 1945-1954: thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, thực hiện “kháng chiến và kiến quốc”.
Thời kỳ 1954-1975: thời kỳ Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, phát triển tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới. Ở thời kỳ này sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trong việc xây dựng và chỉ đạo đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Khát vọng độc lập đã hun đúc thành chủ nghĩa dân tộc chân chính, to lớn của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh xem đó là động lực lớn của đất nước. Sức mạnh của yếu tố dân tộc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc một cách quyết định vào việc kết hợp với chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, sau khi giành được độc lập, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mới ngày càng ấm no, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo cho độc lập dân tộc được vững chắc, được thực thi trên thực tế. Đó là một nền độc lập thật sự, lâu dài. Nếu độc lập dân tộc mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.