Làm rõ quan điểm và những định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Phân tích ý nghĩa của việc

Làm rõ quan điểm và những định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Phân tích ý nghĩa của việc thực hiện những định hướng đó

0 bình luận về “Làm rõ quan điểm và những định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Phân tích ý nghĩa của việc”

  1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4 năm 2006), khi khẳng định đường lối tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “mục tiêu trực tiếp” mà chúng ta cần phấn đấu thực hiện trong 5 năm 2006 – 2010 là “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”(1). Để thực hiện “mục tiêu trực tiếp” này, chúng ta phải có được một lực lượng sản xuất đạt trình độ phát triển cao, một cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại dựa trên sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ ngày càng tăng của khoa học và công nghệ hiện đại; phải “tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế – xã hội”(2).

    Bình luận

Viết một bình luận