Làm sáng tỏ tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác qua các bài thơ sau Tức Cảnh Pác Bó, Ngắm Trăng, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Làm sáng tỏ tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác qua các bài thơ sau Tức Cảnh Pác Bó, Ngắm Trăng, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

0 bình luận về “Làm sáng tỏ tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác qua các bài thơ sau Tức Cảnh Pác Bó, Ngắm Trăng, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng”

  1. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới trong thế kỉ XX. Người còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều thơ chữ Hán và thơ Tiếng Việt.
    Hồn thơ Hồ Chí Minh mênh mông ngát tình (Hoàng Trung Thông). Ngoài tình yêu nước sâu nặng, tinh thương người tha thiết. Hồ Chí Minh đã hướng tâm hòn mình về thiên nhiên tạo vật với bao tình yêu thương nồng hậu. Có thể nói tình yêu thiên nhiên là một tình cảm đẹp, trong sáng trong thơ Hồ Chí Minh.
    Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận của tao nhân mặc khách xưa nay. Các nhà thơ đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ… các nhà thơ cổ điển Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,… đều có những bài thơ tuyệt tác viết về thiên nhiên hùng vĩ, hoa lệ, nên thơ. Thơ Hồ Chí Minh, đặc biệt là Nhật kí trong tù cũng đã dành cho thiên nhiên một vị trí danh dự. Mặt trời tỏa sáng trong thơ Bác, là biểu tượng cho khát vọng tự do:
    Trong ngục giờ đây còn tối mịt
    Ánh hồng trước mặt đã bừng soi
    Người hay nói đến trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng thu. ở trong tù không rượu cũng không hoa, nhà thơ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Trăng được nhân hóa, xuyên qua cửa ngục ngắm nhà thơ trong mối tình tri âm tri kỉ. Trăng và nhà thơ giao hòa giao cảm. Trong ngục tối, nhà thơ hướng tới vầng trăng với tâm hồn thanh cao, với phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan yêu đời.
    Trải qua 14 tháng tù đày, trên những chặng đường khổ ải bị giải lui tới khắp 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nếm đủ mùi cay đắng, HÒ Chí Minh với dũng khí không chịu lùi một phân, không nao núng tinh thần, với tâm thế tinh thần ở ngoài lao, đã lấy thiên nhiên làm nơi nương tựa tâm hồn mình. Một ánh trăng đêm, một giọt sương mai, một khóm chuối dưới trăng lạnh, một tiếng chim rừng, một mùi thơm hương hoa… được Người đón nhận một cách say mê và tự do. Rất ung dung và yêu đời, bị tù đày mà ung dung, lạc quan và yêu đời:
    Mặc dù bị trói chân tay,
    Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
    Vui say ai cấm ta đừng;
    Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu
                                                        (Trên đường).
    Bị trói, bị giải đi lúc Gà gáy một lần đêm chửa tan, nhà thơ ngước mắt nhìn lên bầu trời thu, hướng về ánh sáng mà đi tới, cảm thấy trăng sao cùng đồng hành trên đường xa gió rét:
    Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn

    Bình luận

Viết một bình luận