0 bình luận về “làm văn giải thích đề:
đói cho sạch rách cho thơm”
$@mina$
Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều lời răn dạy sâu sắc dành cho con người. Một trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” – đã đem lại một lời răn dạy thật sâu sắc.
Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nó còn ẩn chứa một bài học đạo lí về cách sống của con người thông qua nghĩa bóng. Dù đói rách, túng quẫn hay gặp khó khăn cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng và trong sạch.
Nếu như con người chịu khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại. Nhiều người mượn cớ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng. Đồng thời nếu biết giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Con người nếu có được lối sống đẹp đẽ như vậy sẽ luôn nhận được sự kính trọng, yêu mến của những người xung quanh.
Có lẽ không ai là không biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chính là tấm gương tiêu biểu cho cách sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hiếm có một nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác Hồ. Nơi ở của Bác – mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” – Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Cách sống giản dị mà thanh cao của một con người vĩ đại.
Như vậy, với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”, chúng ta như có thêm một bài học ý nghĩa về cách sống. Mỗi người hãy tự biết tôi dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành một người có lối sống đẹp.
Cuộc sống của mỗi người luôn đầy biến động, có những nốt thăng và nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữ vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, khá cân đối và nhịp nhàng. Trước hết, chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ. Con người trong hoàn cảnh đói nghèo vẫn phải ăn uống sạch sẽ. Hay dù ta có nghèo, quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho và không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. “Đói và rách” ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; “sạch và thơm” không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực và không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn hay vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm cũng như đạo đức của chính mình.
Khi gặp những khó khăn, người ta thường dễ dàng suy sụp, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức: “đói ăn vụng, túng làm càn”. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, người dễ bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại, đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.
Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử – một người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng. Dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu – vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, ông đã lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ. Mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp. Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.
Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
$@mina$
Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều lời răn dạy sâu sắc dành cho con người. Một trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” – đã đem lại một lời răn dạy thật sâu sắc.
Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nó còn ẩn chứa một bài học đạo lí về cách sống của con người thông qua nghĩa bóng. Dù đói rách, túng quẫn hay gặp khó khăn cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng và trong sạch.
Nếu như con người chịu khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại. Nhiều người mượn cớ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng. Đồng thời nếu biết giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Con người nếu có được lối sống đẹp đẽ như vậy sẽ luôn nhận được sự kính trọng, yêu mến của những người xung quanh.
Có lẽ không ai là không biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chính là tấm gương tiêu biểu cho cách sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hiếm có một nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác Hồ. Nơi ở của Bác – mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” – Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Cách sống giản dị mà thanh cao của một con người vĩ đại.
Như vậy, với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”, chúng ta như có thêm một bài học ý nghĩa về cách sống. Mỗi người hãy tự biết tôi dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành một người có lối sống đẹp.
Cuộc sống của mỗi người luôn đầy biến động, có những nốt thăng và nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữ vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, khá cân đối và nhịp nhàng. Trước hết, chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ. Con người trong hoàn cảnh đói nghèo vẫn phải ăn uống sạch sẽ. Hay dù ta có nghèo, quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho và không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. “Đói và rách” ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; “sạch và thơm” không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực và không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn hay vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm cũng như đạo đức của chính mình.
Khi gặp những khó khăn, người ta thường dễ dàng suy sụp, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức: “đói ăn vụng, túng làm càn”. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, người dễ bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại, đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.
Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử – một người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng. Dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu – vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, ông đã lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ. Mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp. Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.
Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.