lãnh tụ lê nin từng nhận định giai cấp công nhân sẽ là người đào mộ chôn chủ nghĩa tư bản ý kiến của em như thế nào về nhận định trên hiện nay g

lãnh tụ lê nin từng nhận định giai cấp công nhân sẽ là người đào mộ chôn chủ nghĩa tư bản
ý kiến của em như thế nào về nhận định trên
hiện nay giai cấp công nhân có còn tiếp tục cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản không ?vì sao?

0 bình luận về “lãnh tụ lê nin từng nhận định giai cấp công nhân sẽ là người đào mộ chôn chủ nghĩa tư bản ý kiến của em như thế nào về nhận định trên hiện nay g”

  1. HCN. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở thành những người chủ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Địa vị kinh tế chính trị của giai cấp công nhân có những thay đổi căn bản. “Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân không thể gọi là giai cấp vô sản nữa: nó thoát khỏi bóc lột, cùng với toàn thể nhân dân nó nắm giữ các tư liệu sản xuất, do đó sức lao động của nó không phải là hàng hóa”[4].

    Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: Giai cấp công nhân là sản phẩm của cách mạng công nghiệp, ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp; trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp.

    Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng tiến bộ của phương thức sản xuất; là giai cấp có tinh thần triệt để cách mạnh; là giai cấp có tính tổ chức và kỉ luật cao; là giai cấp có bản chất quốc tế. Vì vậy giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là tổ chức lãnh đạo xã hội thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản để đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xã hội khỏi áp bức bất công xóa bỏ CNTB xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.

    Tổ chức lãnh đạo xã hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản: xoá bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Giai cấp công nhân là người đào huyệt chôn CNTB, từng bước xây dựng CNXH, chủ nghĩa cộng sản.

    Về kinh tế: Giai cấp công nhân  trở thành lực lượng sản xuất cơ bản và là giai cấp quyết định sự tồn tại xã hội hiện đại và tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.

    Về chính trị: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động tiến hành đấu tranh giành chính quyền, xác lập và bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ cho nhân dân.

    Về văn hóa tư tưởng: Giai cấp công nhân đấu tranh với hệ tư tưởng phi vô sản, xác lập địa vị thống trị của hệ tư tưởng giai cấp công nhân xây dựng nền văn hóa và con người mới XHCN.

    Từ những đặc điểm trên đã quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do những điều kiện khách quan quy định: Xét một cách tổng quát: Địa vị kinh tế xã hội khách quan của giai cấp công nhân chỉ ra rằng giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới CNTB. V.I.Lê-nin:“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động” 8 . Và, với tính chất như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

    Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo XH xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

    Từ sự phân tích địa vị kinh tế – xã hội, đặc điểm chính trị – xã hội của giai cấp và tầng lớp trung gian có thể kết luận: chỉ duy nhất giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, từng bước xây dựng CNXH, CSCN trên phạm vi toàn thế giới.

    Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân – nhân tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

    Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Vì Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản là tổ chức bao gồm những phần tử tiên tiến, ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng Cộng sản đại biểu một cách triệt để và trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.

    Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ: Đảng Cộng sản vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, phân tích đúng đắn tình hình cụ thể đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của quá trình cách mạng cũng như của từng giai đoạn cách mạng (giành chính quyền, xây dựng CNXH…) trong từng nước cũng như trên toàn thế giới. Đảng Cộng sản tuyên truyền đường lối, giáo dục, thuyết phục giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động thực hiện thắng lợi đường lối đã đề ra. Đảng Cộng sản tổ chức, chỉ huy toàn bộ quá trình cách mạng cũng như từng giai đoạn cách mạng: tập hợp lực lượng, bố trí cán bộ, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh; mọi cán bộ, đảng viên ca Đảng Cộng sản gương mẫu thực hiện và thực hiện đường lối đã đề ra.                                             

    * Quan điểm  của Lê-nin về xây dựng tổ chức Công đoàn

    Vấn đề về Công đoàn cũng như Đảng của giai cấp công nhân phải lãnh đạo đối với tổ chức công đoàn là vấn đề vô cùng quan trọng. Theo Lê-nin, sự ra đời của tổ chức công đoàn là một tất yếu khách quan, đặc biệt tổ chức này còn tồn tại lâu dài, kể cả khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền và lãnh đạo chính quyền…

    Lê-nin khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức công đoàn, giáo dục và lãnh đạo công đoàn chính là nhiệm vụ của bất kỳ một đảng cộng sản nào. Chức năng và nhiệm vụ của công đoàn là vấn đề được Lê-nin đặc biệt quan tâm. Trước hết, công đoàn chính là nơi thu hút, tập hợp rộng rãi quần chúng vào hàng ngũ tổ chức của mình để giáo dục, thuyết phục quần chúng, huấn luyện quần chúng, làm cho quần chúng ủng hộ và tin theo Đảng và Nhà nước luôn là mục tiêu chiến lược đối với bất kỳ một đảng cộng sản nào trong mọi giai đoạn cách mạng. Lê-nin khẳng định: “Công đoàn nằm trong hệ thống chuyên chính vô sản, là tổ chức rộng lớn của giai cấp công nhân, là chỗ dựa vững chắc, người cộng tác đắc lực của cơ quan nhà nước, là sợi dây chuyền nối liền giữa Đảng với quần chúng, tuyệt đối không thể nói đến tính trung lập của tổ chức Công đoàn”[5]. Như vậy có thể khẳng định Công đoàn chính là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng, là trường học của giai cấp công nhân, có nhiệm vụ dạy cho giai cấp công nhân biết liên hợp lại, đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, là nơi dạy cho công nhân biết quản lý.

    Khi Đảng ra đời thì tổ chức công đoàn càng đặc biệt quan trọng hơn, đó chính là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, là một kênh quan trọng để tập hợp quần chúng, giáo dục quần chúng, và kể cả đối với sự phát triển của Đảng. Đó chính là mối quan hệ qua lại khăng khít giữa Đảng với công đoàn, Đảng phải nắm lấy tổ chức quan trọng này vì đó chính là một tổ chức của giai cấp công nhân và đó chính là con đường duy nhất để giai cấp vô sản phát triển và thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình. Công đoàn là một tổ chức của công nhân, vì vậy Đảng không thể không lãnh đạo đối với công đoàn và Đảng phải lãnh đạo công đoàn là một tất yếu…

    Quan điểm của Lê-nin về tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước

    Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân – nhân tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Xuất phát từ thực tế nhiệm vụ xây dựng đất nước, Lê-nin khẳng định việc tăng cường đề bạt cán bộ xuất thân từ công nhân vào các cơ quan Đảng và Nhà nước là nhằm phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời đảm bảo cho giai cấp công nhân thực hiện được vai trò tiên phong của mình trong cuộc cách mạng XHCN. Chính từ việc đánh giá vai trò quan trọng của công nhân như vậy mà Lê-nin đã khẳng định “Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của Nhà nước đang thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội”[6]. Một khi XHCN được xây dựng thì việc củng cố chính quyền hướng đến nền chuyên chính vô sản thì không thể thiếu cán bộ công nhân trong bộ máy nhà nước, Lê-nin nêu rõ “chuyên chính vô sản đòi hỏi sự bổ nhiệm những công nhân vào những chức vụ Nhà nước quan trọng nhất; nếu làm khác đi quyền lực của chính phủ công nhân sẽ mất sức mạnh, nó sẽ không còn được quần chúng ủng hộ”[7].

    Như vậy, có thể nói giai cấp công nhân là nền tảng, lực lượng chính trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Để thực hiện nhiệm vụ đó thành công thì Đảng cộng sản cần xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, từ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân mà ra, trở lại phục vụ cho sự nghiệp giải phóng công nhân chính là nhiệm vụ của Đảng cộng sản với tư cách là bộ tham mưu, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Tuy nhiên quá trình phát hiện, đào tào và bồi dưỡng những cán bộ xuất thân từ công nhân lao động là cả một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần kiên nhẫn, bền bỉ, có tính kế hoạch và chiến lược của Đảng cộng sản với vai trò là đội tiên phong của giai cấp công nhân.

    Bình luận
  2. lênin không chỉ chú ý đến tính xã hội-giai cấp của trí thức mà còn quan tâm đến cả đặc điểm lao động của họ. Lao động nói chung đã là sáng tạo. Nhưng từ sự phân công lao động xã hội mà tính sáng tạo trội lên thuộc về lao động trí óc của người trí thức. Kiểu lao động ấy, theo Lênin, nó đòi hỏi cao tính độc lập của người trí thức trong vận động khả năng tư duy và năng lực kinh nghiệm để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc.

    Hiện nay, một bộ phận khá đông GCCN đã trở nên trung lưu hoá, nhưng đó là sự phản ánh mức sống trong điều kiện mới (do tiến bộ chung của sự phát triển xã hội); đồng thời, là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của chính GCCN chống GCTS suốt nhiều thế kỷ qua. Sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội, cũng như sự biến đổi cơ cấu xã hội của GCCN đã làm cho diện mạo của GCCN hiện đại trong xã hội tư bản không giống như những mô tả của C. Mác trong thế kỷ XIX. Thế nhưng, với những biến đổi đó mà đi đến kết luận GCCN không còn bản chất cách mạng nữa là sai lầm cả về chính trị và khoa học. Công nhân hiện nay dù có cổ phiếu, cũng chẳng làm thay đổi được địa vị làm thuê và bị bóc lột trong xã hội tư bản. Họ không trở thành “nhà tư bản” theo cách tuyên truyền của các lý luận gia tư sản, mà chỉ là “nhà tư bản” đối với chính mình. Chế độ cổ phiếu thật sự là phương pháp hữu hiệu cột chặt người lao động và bắt họ lệ thuộc hơn nữa vào giới chủ. Hy vọng thay đổi địa vị người lao động trở thành người chủ thật sự ở các nước tư bản chủ nghĩa chỉ là ảo tưởng, là hành động tự lừa dối. Việc mua bán cổ phiếu ở các nước tư bản đã tạo nên cái gọi là hiệu ứng của cải, làm cho “tư bản giả” ngày càng tăng lên so với thực tế. Điều đó càng nói lên tính chất ăn bám của CNTB độc quyền, chứ chẳng phải CNTB đã là CNTB nhân dân như người ta cố tình tô vẽ.

    Bình luận

Viết một bình luận