lập bảng xã hội.phong.kiến phương đông và phương tây

lập bảng xã hội.phong.kiến phương đông và phương tây

0 bình luận về “lập bảng xã hội.phong.kiến phương đông và phương tây”

  1. Quốc gia cổ đại phương Đông:

    * Mặt tự nhiên

    +Thời gian: thiên niên kỉ IV – III TCN

    +Vị trí: trên các lưu vực con sông lớn: sông Nil, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Hoàng Hà, …

    +Đất đai: màu mỡ, phí nhiêu, dễ cày cấy ; đồng bằng rộng lớn

    +Khí hậu: nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều

    => Phù hợp cây lương thực

    * Mặt kinh tế: nghề nông (chăn nuôi, trồng trọt), thủ công nghiệp (làm gốm, dệt vải) ; sử dụng công cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre

    * Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Quý tộc (Vua, quan lại, tăng lữ, chủ đất, quý tộc), Nông dân công xã , Nô lệ

    * Mặt chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế – quân chủ trung ương độc quyền

    * Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày, gồm 12 tháng), thiên văn học ; toán học ; kiến trúc

    Quốc gia cổ đại phương Tây:

    * Mặt tự nhiên

    +Thời gian: thiên niên kỉ I TCN

    +Vị trí: trên đồi núi ven Địa Trung Hải

    +Đất đai: ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít

    +Khí hậu: ôn đới, trong lành, mát mẻ

    => Phù hợp cây lưu niên (nho, ô-liu, …)

    * Mặt kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải ; đã có tiền tệ ; sử dụng công cụ bằng sắt

    * Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Chủ nô, Bình dân, Nô lệ

    * Mặt chính trị: chế độ dân chủ chủ nô

    * Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày 1/4, tháng 2 có 28 ngày, có năm nhuận năm thường), thiên văn học (mặt trời hình cầu) ; khoa học tự nhiên (phát triển thành nhiều trường phái, là tiền đề cơ sở khoa học sau này); văn (sử thi, diễn xướng) ; kiến trúc

    Bình luận
  2. Xã hội phong kiến phương Đông:

    – Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.

    – Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.

    – Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.

    – Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

    – Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

    – Thế chế chính trị: quân chủ.

    Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):

    – Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.

    – Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .

    – Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

    – Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.

    – Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

    – Thế chế chính trị: Quân chủ.

    Bình luận

Viết một bình luận