Lập bảng những thanh tựu văn hóa nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII

By Mary

Lập bảng những thanh tựu văn hóa nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII

0 bình luận về “Lập bảng những thanh tựu văn hóa nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII”

  1. Những thành tựu văn hoá nước ta thế kỉ XVI-XVIII : 

    *Giáo dục và thi cử : 

    – Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Lỏng. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi tuyển chọn nhân tài và quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập hằng năm là các sách của Nhớ giáo. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Đạo giáo, Phật giáo bị hạn chế.(ghi hay ko tùy bạn nhé)

    – Thời Lê Sơ (1428 – 1527) tổ chức 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

    *Văn học, nghệ thuật, khoa học : 

    – Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc

    – Sử học : Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư,…

    – Địa lý : Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí,…

    – Y học : Bản thảo thực vật toát yếu (do Phan Phu Tiên sáng tác viết về các loại thảo dược trong y học)

    – Toán học : đại thành toán pháp và lập thành toán pháp

    (đại thành toán pháp : là cuốn sách toán học cổ của VN, tác giả là Lương Thế Vinh biên soạn vào giữa thế kỉ 15, trong sách có các bài toán, thuật giải, kết quả số.

    lập thành toán pháp : do Vũ Hữu tinh soạn nói về cách đo ruộng, tính diện tích ruộng,…)

    – Nghệ thuật ca hát, chèo, tuồng,…đều rất phát triển.

    Trả lời
  2. 1. Tư tưởng, tôn giáo

    – Thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

    – Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

    – Thế kỷ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

    – Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

    => Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

    2. Giáo dục và văn học

    *Giáo dục:

    – Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

    + Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

    + Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

    + Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

    – Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.

     *Văn học:

    – Nho giáo suy thoái.

    – Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

    – Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

    – Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.

    – Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

    3. Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật

    * Nghệ thuật:

    – Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương

    – Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

    *Khoa học – kỹ thuật:

     – Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên…

     – Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

     – Quân sự: Hổ trướng khu cơ.

     – Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

     – Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

    – Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

    Trả lời

Viết một bình luận