lập bảng so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa lãnh địa phong kiến và thời kì trung đại theo các nội dung sau hình thức sản xuất đặc điểm kinh tế
lập bảng so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa lãnh địa phong kiến và thời kì trung đại theo các nội dung sau hình thức sản xuất đặc điểm kinh tế
So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại theo các nội dung sau:
– Hình thức sản xuất:
+ Lãnh địa phong kiến: Trong lãnh địa lãnh chúa không bao giời phải lao động, những phần đất xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ… lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô thuế. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra. Họ chỉ phải mua muối và sắt 2 thứ họ chưa làm ra được, ngoài ra không có sựn trao đổi mua bán với bên ngoài. Mỗi người nông nô vừa làm ruộng vừa làm thêm một nghề thủ công. Chủ yếu là nông nghiệp
+ thành thị trung đại: Lập các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất, buôn bán. hát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp.
– Đặc điểm kinh tế:
+ Lãnh địa phong kiến: Kinh tế tự cung tự cấp
+ Thành thị trung đại: Trao đổi mua bán hàng hóa
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông nam Á.
– GV treo lược đồ các quốc gia Đông Nam Á lên bảng và yêu cầu HS chỉ trên lược đồ 11 nước hiện nay.
– HS lên bảng chỉ lược đồ.
– GV nhận xét và giới thiệu tên,vị trí trên lược đồ 11 quốc gia hiện nay.
– GV nêu câu hỏi: Nêu những nét chung, những điểm tương đồng của các nước trong khu vực?
– HS trả lời.
– GV nhận xét, bổ sung.
– GV trình bày: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính nhưng ở mỗi nước có nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt… Mặt khác do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị – hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp như Óc Eo (An Giang- Việt Nam) Ta-Kô-la ( Mã Lai)….
– GV nêu câu hỏi: Về mặt văn hóa khu vực Đông Nam Á còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào? Ý nghĩa của sự ảnh hưởng đó?
– GV gợi ý về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực.
– HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý: Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng lớn tới khu vực. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ gắn liền với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình. Chẳng hạn, mỗi nước đều sáng tạo ra chữ viết riêng.
– GV kết luận: Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ là:
+ Do việc sản xuất và buôn bán giữa các vùng; sự xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng.
+ Do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình.
– GV trình bày trên lược đồ về tên gọi, vị trí tương đối và khoảng thời gian ra đời của các vương quốc cổ Đông Nam Á.
– Gv chuyển ý: Các vương quốc cổ Đông nam Á lúc đó còn nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi còn tranh chấp nhau. Đó là nguyên nhân đẫn đến sự đổ vỡ, để rồi trên cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
– GV trình bày: Trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia lấy một dân tộc đông nhất làm nòng cốt, thường gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc.
– GV giới thiệu trên lược đồ đông Nam Á tên gọi và vị trí từng nước: Vương quốc Campuchia của người Khơ-me, các vương quốc của người môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê – Nam, người In-đô-nê-xi-a ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va…
– GV nêu câu hỏi: các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển nhất vào thời gian nào? Đó là những nước nào?
– HS trả lời.
– GV nhận xét và nêu câu hỏi: Sự kiện nào đánh dấu mốc phát triển của lịch sử khu vực?
– HS dựa vào SGK trả lời.
– GV nhận xét và nhấn mạnh: Thế kỷ XIII là mốc quan trong trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực bởi vì: Bị dồn đẩy do cuộc xâm lược của quân Mông Cổ, một bộ phận người Thái di cư xuống phía Nam lập nên các vương quốc nhỏ, đến thế kỷ XIV thống nhất lập Vương quốc Thái. Một nhóm người Thái khác xuống phía trung lưu sông Mê Công (người Lào Lùm) lập nên Vương quốc Lan Sang vào giữa thế kỷ XIV.
– GV chia lớp thành các nhóm và nêu câu hỏi: Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của các nước Đông Nam Á
– HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày kết qủa. Nhóm khác bổ sung.
– GV nhận xét và chốt ý:
+ Kinh tế: cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí…), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.
+ Chính trị: tổ chức bộ máy chặt chẽ kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
– Văn hóa: các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.
– GV trình bày: Từ nửa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và đến cuối thế kỷ XIX, lần lượt bị tư bản phương Tây xâm lược.
1. Sự ra đời của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
– Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên ưu đãi-gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
– Đầu Công Nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt.
– Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị – hải cảng đã ra đời như Óc Eo (An Giang- Việt Nam) Ta-Kô-la (Mã Lai)….
– Tiếp thu văn hóa Ấn Độ, sáng tạo ra nền văn hóa của dân tộc mình.
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
– Từ thế kỷ VII đến X, Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như Vương quốc Campuchia của người Khơ-me; các vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam; của người người In-đô-nê-xi-a ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va…
– Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
+ Trên bán đảo Đông Dương ngoài các quốc gia Đại Việt, Champa, Vương quốc Campuchia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăngco huy hoàng.
+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi từ giữa thế kỷ XI, Vương quốc Pa-gan đã thống nhất lãnh thổ, mở đầu quá trình hình thành và phát triển vương quốc Mi-an-ma.
+Thế kỷ XIII, người Thái lập Vương quốc Su-khô-thay ở lưu vực sông Mê Nam. Đến thế kỷ XIV, Vương quốc Thái Lan ra đời.
+ Giữa thế kỷ XIV Vương quốc Lan Xang thành lập
+ Kinh tế: cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí…), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.
+ Chính trị: tổ chức bộ máy chặt chẽ kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Văn hóa: các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, xây dựng một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.
– Từ nửa sau thế kỷ XVIII, Đông Nam Á suy yếu. Đến giữa và cuối thế kỷ XIX, lần lượt bị đế quốc phương Tây xâm lược.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp:
4. Sơ kết: