Lập bảng thống kẻ ác chiến lược chiến tranh mà quân đội mĩ thực hiện ở miền nam việt nam
0 bình luận về “Lập bảng thống kẻ ác chiến lược chiến tranh mà quân đội mĩ thực hiện ở miền nam việt nam”
Chiến tranh cục bộ là một chiến lược chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành trong giai đoạn 1965–1967 trong Chiến tranh Việt Nam. Nội dung cơ bản của chiến lược là dùng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lính viễn chinh Mỹ để đè bẹp Quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá miền Bắc nhằm bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn khốc liệt nhất trong cả cuộc chiến tranh.
Mỹ tính toán rằng quân đội VNCH vẫn tồn tại, chương trình bình định bị đình đốn, nhưng chính quyền VNCH vẫn còn kiểm soát được nhiều khu vực đông dân và các thành phố, thị trấn, còn khống chế được các đường giao thông chiến lược… các nước lệ thuộc của Mỹ nhưNhật Bản,Thái Lan,Hàn Quốc… không thể không ủng hộ chính sách can thiệp của Mỹ. Những phản ứng của các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ được Mỹ đánh giá là có “mức độ”, chưa có gì đáng lo ngại đối với chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Vả lại, Mỹ cho rằng có thể lợi dụng sự bất hoà trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, không sợ gây ra xung đột quốc tế mở rộng.
Lý thuyết về “chiến tranh cục bộ” của Mỹ xác định rằng khi các “hoạt động lật đổ” ở nước đối phương phát triển đến mức độ cao và “lực lượng lật đổ” đã có những đơn vị chủ lực mạnh thì phải dùng đến sức mạnh quân sự của Mỹ (dùng quân chiến đấu Mỹ trực tiếp xâm lược) ở mức độ hạn chế. Họ cho rằng, như thế là có thể đè bẹp và tiêu diệt được khối chủ lực đối phương trong thời gian ngắn nhất. Tiến hành chiến tranh cục bộ, Mỹ hy vọng xuất con bài quân viễn chinh Mỹ sẽ ngăn chặn được thế thua, từng bước phản công giành lại quyền chủ động, sẽ mau chóng chuyển bại thành thắng. Như vậy, đưa quân viễn chinh vào tham chiến trên quy mô lớn, tính toán của Mỹ không chỉ giới hạn ở việc gỡ thế thua, cứu nguy sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn mà chủ yếu là giành thắng lợi quyết định về chiến lược, nhanh chóng đảo lộn thế cờ.
Để thực hiện mục tiêu trên, Mỹ đề ra kế hoạch 3 giai đoạn dự định giành thắng lợi trong vòng hai năm rưỡi:
– Giai đoạn 1: “chặn chiều hướng thua”, bảo đảm triển khai nhanh lực lượng quân viễn chinh Mỹ.
– Giai đoạn 2: mở phản công chiến lược diệt chủ lực quân Giải phóng và kiểm soát nông thôn.
– Giai đoạn 3: hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực quân Giải phóng, phá căn cứ, tiếp tục bình định miền nam, rút quân Mỹ vào cuối năm 1967.
Thực hiện những quyết định trong Bị vong lục 328 – NSAM, ngày 10-4-1965, tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ 2/3 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3) đổ bộ vàoĐà Nẵng, hai đại đội của tiểu đoàn này được máy bay lên thẳng chuyển đếnPhú Bài. Ngày 14-4, các tốp máy bay đầu tiên của phi đội máy bay hải quân 551 hạ cánh xuống Đà Nẵng và tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ 3/4 (Tiểu đoàn 3, Trung đoàn lính thuỷ đánh bộ số 4), tới Phú Bài để thay thế cho các đại đội của tiểu đoàn 2/3. Từ ngày 3 đến ngày 5-5, Lữ đoàn 9 được tăng thêm ba tiểu đoàn đổ bộ lênChu Lai.
Ngày 1-5-1965, tướngWestmorelandtrình lên Nhà Trắng kế hoạch chiến lược ba giai đoạn gọi là Chương trình hợp tác gồm ba nội dung tảo thanh, bảo đảm an ninh,Tìm và diệt.[6]
– Giai đoạn 1: Từ tháng 7-1965 đến tháng 12-1965 đưa nhanh quân Mỹ và quân đánh thuê vào miền Nam để ngăn chặn chiều hướng sụp đổ của chế độ Sài Gòn, bảo đảm an toàn cho những khu vực đông dân cư, gấp rút triển khai lực lượng chuẩn bị cho cuộc phản công giành lại quyền chủ động chiến trường.
– Giai đoạn 2: Từ đầu năm 1966 đến tháng 6-1966, quân Mỹ và lực lượng “đồng minh” mở các cuộc hành quân tìm diệt ở những khu vực ưu tiên đã được xác định, tiêu diệt lực lượng chủ lực Quân giải phóng, phá các căn cứ du kích, hỗ trợ cho chương trình bình định.
– Giai đoạn 3: Từ tháng 7-1966 đến giữa hoặc cuối 1967, toàn bộ lực lượng phe Mỹ mở các cuộc hành quân tiến công tiêu diệt các lực lượng còn lại của Quân giải phóng và các khu căn cứ du kích, hoàn thành về cơ bản chương trình bình định.
Quyết giành thắng lợi bằng quân sự, Mỹ đã đẩy nhanh việc đưa ồ ạt quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ vào miền Nam. Từ tháng 7 đến cuối năm 1965, các Sư đoàn bộ binh 1 (Anh cả đỏ), Sư đoàn kỵ binh không vận 1, Lữ đoàn 1 thuộcSư đoàn Kị binh không vận 101(Thiên thần mũi đỏ), Lữ đoàn 3, Sư đoàn bộ binh 25 (Tia chớp nhiệt đới), Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11, v.v… cùng hàng vạn tấn phương tiện chiến tranh hiện đại ùn ùn đổ vào miền Nam Việt Nam.Hạm đội 7– hạm đội hùng hậu nhất của Hải quân Mỹ được mệnh danh“chúa tể đại dương”trước kia hướng hoạt động ở Đông Bắc Á, nay tập trung hướng hoạt động vào vùng biển Đông Nam Á mà trọng điểm là Việt Nam, cùng hàng vạn lính Mỹ đóng ở Thái Lan, Philíppin, đảoOkinawa,đảo Guam… đều được sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Lực lượng đánh thuê có quân số 20.500 gồmSư đoàn bộ binh Mãnh hổ,Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ Rồng xanhHàn Quốc, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Australia, Trung đoàn Thái Lan, Đại đội pháo binhNew Zealand.Tây Ban Nha,Đài Loancũng đưa sang Nam Việt Nam 43 cố vấn quân sự và chuyên gia giúp Mỹ.Quân đội Sài Gòncó 520.000 quân, biên chế thành 10sư đoànvà 5 trung đoàn.
Với lực lượng đông, tinh nhuệ và hiện đại, Vecler – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân bảo đảm với Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòngRobert McNamara“không có lý do gì chúng ta (Mỹ) lại không thể thắng nếu đó là quyết tâm của chúng ta”[6]. Những nhân vật “diều hâu” trong giới cầm quyền Mỹ tin tưởng tuyệt đối rằng“cùng lắm trong vòng 18 tháng (cuối 1966), Mỹ sẽ chiến thắng, lúc đó Việt cộng và Hà Nội sẽ phải chịu thua, chấm dứt kháng chiến. Và, trên bình diện thế giới, chúng ta (Mỹ) sẽ chứng minh được cho các dân tộc thấy rằng chiến tranh cách mạng không đem lại kết quả gì, cuộc khởi nghĩa nào cũng có thể bị tiêu diệt
Chiến tranh cục bộ là một chiến lược chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành trong giai đoạn 1965–1967 trong Chiến tranh Việt Nam. Nội dung cơ bản của chiến lược là dùng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lính viễn chinh Mỹ để đè bẹp Quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá miền Bắc nhằm bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn khốc liệt nhất trong cả cuộc chiến tranh.
Mỹ tính toán rằng quân đội VNCH vẫn tồn tại, chương trình bình định bị đình đốn, nhưng chính quyền VNCH vẫn còn kiểm soát được nhiều khu vực đông dân và các thành phố, thị trấn, còn khống chế được các đường giao thông chiến lược… các nước lệ thuộc của Mỹ như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… không thể không ủng hộ chính sách can thiệp của Mỹ. Những phản ứng của các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ được Mỹ đánh giá là có “mức độ”, chưa có gì đáng lo ngại đối với chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Vả lại, Mỹ cho rằng có thể lợi dụng sự bất hoà trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, không sợ gây ra xung đột quốc tế mở rộng.
Lý thuyết về “chiến tranh cục bộ” của Mỹ xác định rằng khi các “hoạt động lật đổ” ở nước đối phương phát triển đến mức độ cao và “lực lượng lật đổ” đã có những đơn vị chủ lực mạnh thì phải dùng đến sức mạnh quân sự của Mỹ (dùng quân chiến đấu Mỹ trực tiếp xâm lược) ở mức độ hạn chế. Họ cho rằng, như thế là có thể đè bẹp và tiêu diệt được khối chủ lực đối phương trong thời gian ngắn nhất. Tiến hành chiến tranh cục bộ, Mỹ hy vọng xuất con bài quân viễn chinh Mỹ sẽ ngăn chặn được thế thua, từng bước phản công giành lại quyền chủ động, sẽ mau chóng chuyển bại thành thắng. Như vậy, đưa quân viễn chinh vào tham chiến trên quy mô lớn, tính toán của Mỹ không chỉ giới hạn ở việc gỡ thế thua, cứu nguy sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn mà chủ yếu là giành thắng lợi quyết định về chiến lược, nhanh chóng đảo lộn thế cờ.
Để thực hiện mục tiêu trên, Mỹ đề ra kế hoạch 3 giai đoạn dự định giành thắng lợi trong vòng hai năm rưỡi:
– Giai đoạn 1: “chặn chiều hướng thua”, bảo đảm triển khai nhanh lực lượng quân viễn chinh Mỹ.
– Giai đoạn 2: mở phản công chiến lược diệt chủ lực quân Giải phóng và kiểm soát nông thôn.
– Giai đoạn 3: hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực quân Giải phóng, phá căn cứ, tiếp tục bình định miền nam, rút quân Mỹ vào cuối năm 1967.
Thực hiện những quyết định trong Bị vong lục 328 – NSAM, ngày 10-4-1965, tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ 2/3 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3) đổ bộ vào Đà Nẵng, hai đại đội của tiểu đoàn này được máy bay lên thẳng chuyển đến Phú Bài. Ngày 14-4, các tốp máy bay đầu tiên của phi đội máy bay hải quân 551 hạ cánh xuống Đà Nẵng và tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ 3/4 (Tiểu đoàn 3, Trung đoàn lính thuỷ đánh bộ số 4), tới Phú Bài để thay thế cho các đại đội của tiểu đoàn 2/3. Từ ngày 3 đến ngày 5-5, Lữ đoàn 9 được tăng thêm ba tiểu đoàn đổ bộ lên Chu Lai.
Ngày 1-5-1965, tướng Westmoreland trình lên Nhà Trắng kế hoạch chiến lược ba giai đoạn gọi là Chương trình hợp tác gồm ba nội dung tảo thanh, bảo đảm an ninh, Tìm và diệt.[6]
– Giai đoạn 1: Từ tháng 7-1965 đến tháng 12-1965 đưa nhanh quân Mỹ và quân đánh thuê vào miền Nam để ngăn chặn chiều hướng sụp đổ của chế độ Sài Gòn, bảo đảm an toàn cho những khu vực đông dân cư, gấp rút triển khai lực lượng chuẩn bị cho cuộc phản công giành lại quyền chủ động chiến trường.
– Giai đoạn 2: Từ đầu năm 1966 đến tháng 6-1966, quân Mỹ và lực lượng “đồng minh” mở các cuộc hành quân tìm diệt ở những khu vực ưu tiên đã được xác định, tiêu diệt lực lượng chủ lực Quân giải phóng, phá các căn cứ du kích, hỗ trợ cho chương trình bình định.
– Giai đoạn 3: Từ tháng 7-1966 đến giữa hoặc cuối 1967, toàn bộ lực lượng phe Mỹ mở các cuộc hành quân tiến công tiêu diệt các lực lượng còn lại của Quân giải phóng và các khu căn cứ du kích, hoàn thành về cơ bản chương trình bình định.
Quyết giành thắng lợi bằng quân sự, Mỹ đã đẩy nhanh việc đưa ồ ạt quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ vào miền Nam. Từ tháng 7 đến cuối năm 1965, các Sư đoàn bộ binh 1 (Anh cả đỏ), Sư đoàn kỵ binh không vận 1, Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn Kị binh không vận 101 (Thiên thần mũi đỏ), Lữ đoàn 3, Sư đoàn bộ binh 25 (Tia chớp nhiệt đới), Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11, v.v… cùng hàng vạn tấn phương tiện chiến tranh hiện đại ùn ùn đổ vào miền Nam Việt Nam. Hạm đội 7 – hạm đội hùng hậu nhất của Hải quân Mỹ được mệnh danh “chúa tể đại dương” trước kia hướng hoạt động ở Đông Bắc Á, nay tập trung hướng hoạt động vào vùng biển Đông Nam Á mà trọng điểm là Việt Nam, cùng hàng vạn lính Mỹ đóng ở Thái Lan, Philíppin, đảo Okinawa, đảo Guam… đều được sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Lực lượng đánh thuê có quân số 20.500 gồm Sư đoàn bộ binh Mãnh hổ, Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ Rồng xanh Hàn Quốc, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Australia, Trung đoàn Thái Lan, Đại đội pháo binh New Zealand. Tây Ban Nha, Đài Loan cũng đưa sang Nam Việt Nam 43 cố vấn quân sự và chuyên gia giúp Mỹ. Quân đội Sài Gòn có 520.000 quân, biên chế thành 10 sư đoàn và 5 trung đoàn.
Với lực lượng đông, tinh nhuệ và hiện đại, Vecler – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân bảo đảm với Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara “không có lý do gì chúng ta (Mỹ) lại không thể thắng nếu đó là quyết tâm của chúng ta”[6]. Những nhân vật “diều hâu” trong giới cầm quyền Mỹ tin tưởng tuyệt đối rằng “cùng lắm trong vòng 18 tháng (cuối 1966), Mỹ sẽ chiến thắng, lúc đó Việt cộng và Hà Nội sẽ phải chịu thua, chấm dứt kháng chiến. Và, trên bình diện thế giới, chúng ta (Mỹ) sẽ chứng minh được cho các dân tộc thấy rằng chiến tranh cách mạng không đem lại kết quả gì, cuộc khởi nghĩa nào cũng có thể bị tiêu diệt