Lập bảng thống kê về các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc (trong đó thể hiện các nội dung như tên vương triều; người sáng lập; quốc hiệu, tê

Lập bảng thống kê về các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc (trong đó thể hiện các nội dung như tên vương triều; người sáng lập; quốc hiệu, tên kinh đô; tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm gắn liền với vương triều, trận quyết định).

0 bình luận về “Lập bảng thống kê về các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc (trong đó thể hiện các nội dung như tên vương triều; người sáng lập; quốc hiệu, tê”

  1. I.  LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

    1. Những Cuộc Chiến Tranh Giữ Nước Đầu Tiên

    a) Cuộc kháng chiến chống quân Tần (TK III TCN, khỏang 214  – 208 TCN)

    – Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địn bàn Văn Lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo.

    – Sang xâm lược nước ta thời bấy giờ là quân Tần với 50 vạn quân, do tướng Đồ Thư chỉ huy.

    – Sau khỏang 5 đến 6 năm ( 214 – 208 TCN) kiên trì và anh dũng chiến đấu, quân Tần thua và tướng Đồ Thư bị giết.

    b) Đánh quân Triệu Đà ( TK II TCN, khỏang 184 – 179 TCN)

    – Nhân dân Âu Lạc, do An Dương Vương lãnh đạo: Xây dựng thành Cổ Loa, chế nỏ Liên Châu đánh giặc.

    – Do An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc (Truyện Trọng Thủy – Mỵ Nương)

    – Từ đây nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ (thời kì Bắc thuộc).

    2. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập (TK I đến TK X).

    a)Từ TK II TCNđến TK X:

    Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương… đến nhà Tùy, nhà Đường. Đây là thời kì thử thách, nguy hiểm đến sự mất, còn của dân tộc ta. Cũng chính trong thời kì này nhân dân ta thể hiện đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ chống giặc ngọai xâm, giành lại bằng được độc lập dân tộc.

    b) Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

    Cụ thể là :

    – Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưmg, mùa xuân năm 40, lật đỗ nền thống trị của nhà Đông Hán. Chính quyền độc lập Trưng Vương được thành lập, nền ĐLDT được khôi phục và giữ vững trong 3 năm.

    – Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, năm 248 chống nhà Ngô.

    – Phong trào yêu nước của người Việt do Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo, mùa xuân 542, lật đỗ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi hòang đế ( Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.

    – Những cuộc khởi nghĩa chống nhà Tùy:

    + Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (năm 687).

    + Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế, năm 772).

    + Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương, năm 776 791).

    -Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường ( năm 905).

    -Hai cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ(931) và Ngô Quyền (938).

    Bình luận
  2. Triều đại

    Thời gian tồn tại

    Người sáng lập

    Tên nước

    Kinh đô

    1. Ngô

    939 – 965

    Ngô Quyền

    Chưa đặt

    Cổ Loa

    2. Đinh

    968 – 980

    Đinh Bộ Lĩnh

    Đại Cồ Việt

    Hoa Lư

    3. Tiền Lê

    980 – 1009

    Lê Hoàn

    Đại Cồ Việt

    Hoa Lư

    4. Lý

    1009 – 1225

    Lý Công Uẩn

    Đại Việt

    Thăng Long

    5. Trần

    1226 – 1400

    Trần Cảnh

    Đại Việt

    Thăng Long

    6. Hồ

    1400 – 1407

    Hồ Quý Ly

    Đại Ngu

    Thanh Hoá

    7. Lê sơ

    1428 – 1527

    Lê Lợi

    Đại Việt

    Thăng Long

    8. Mạc

    1527 – 1592

    Mạc Đăng Dung

    Đại Việt

    Thăng Long

    9. Lê Trung Hưng

    1533 – 1788

    Lê Duy Ninh

    Đại Việt

    Thăng Long

    10. Tây Sơn

    1778 – 1802

    Nguyễn Nhạc

    Đại Việt

    Phú Xuân (Huế)

    11. Nguyễn

    1802 – 1945

    Nguyễn Ánh

    Việt Nam

    Phú Xuân (Huế)

    Bình luận

Viết một bình luận