0 bình luận về “Lập dàn bài phân tích hình tượng nhân vật tấm”
*DÀN Ý
I, MB: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, mâu thuẫn giữa những người xấu xa, tàn độc với người hiền lành vốn là cuộc đấu trah thường hay xảy ra và tạo nên cốt truyện chung của thể loại cổ tích và ở đó hạnh phúc và chiến thắng luôn thuộc về những người hiền lành. “Tấm Cám cũng là một câu chuyện như thế. Đại diện cho người hiền lành, tốt bung, cái thiên chính là nhân vật Tấm
II, TB
1, Hoàn cảnh của Tấm
– Gia cảnh: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ. Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ ra Cám. => Tấm: cô gái mồ côi, là con riêng.
– Hoàn cảnh sống: + Tấm làm lụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được mẹ nuông chiều, ăn mặc trắng trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
2. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử độc ác: – Đi bắt tép : Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình => về nhận thưởng (yếm đỏ) . – Đi chăn trâu : Gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám giết cá bống (người bạn an ủi của Tấm) ăn thịt. – Đi xem hội : Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt => dập tắt niềm vui được đi hội của Tấm – Được Bụt giúp, Tấm được đi hội và trở thành vợ vua, mẹ con Cám căm tức, tìm mọi cách hãm hại Tấm khi cô trở thành vợ vua. – Tấm là người bất hạnh , ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng, yếu đuối thụ động , nhường nhịn và khóc . => Tấm là cô gái siêng năng, hiền lành, thật thà; luôn bị mẹ con Cám ức hiếp, hãm hại nhưng nhẫn nại chịu đựng. Mẹ con Cám tham lam, độc ác và lười nhác.
3. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc.
– Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh. Tấm chết -> chim vàng anh -> xoan đào -> khung cửu -> quả thị (trở lại làm người gặp hoàng tử). Từ một cô gái hiền lành vừa ngã xuống đã mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở lại với cuộc đời đòi lại hạnh phúc: Tấm hoá Vàng Anh để báo hiệu sự có mặt của mình. Vàng Anh bị giết, Tấm hoá cây xoan đào, khung cửi dệt tuyên chiến với kẻ thù “cót ca cót két … khoét mắt ra”. Khung cửi dệt, quả thị là những gì Tấm hoá thân cũng là những vật bình dị, thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng
=> Quá trình trở về của Tấm thể hịên caíi thiện không thể chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách để tiêu diệt cái thiện. Những lân fchết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc đáu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. –
– Vật hoá thân của Tấm đều là yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn sự xuất hiện của Bụt ở phần đầu khi mỗi lần Tấm khóc. ở đây, Tấm không khóc cũng không thấy Bụt. Tấm phải tự mình gình và giữ hạnh phúc. Cho nên các vật là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh với cái ác. Những mặt hoá thân của Tấm có thể bị ảnh hưởng của thuyết luân hồi của Đạo phật. Song đó chỉ mượn cái vỏ bên ngoài để thể hiận ước mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. -> Miếng trầu là vật nối duyên. Nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người têm (Tấm) -> nhờ đó hoàng tử nhận ra Tấm. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hoá, gắn với phong tục hôn nhân nên miếng trầu không thể thiếu trong sự hội ngộ giữa nhà vua – Tấm.
+ Miếng trầu nên dâu nhà người.
+ Nhớ lời bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người – ý nghĩa sự trở về của Tấm. + Phản ánh quan niệm “ở hiền gặp lành” của nhân dân.
+ Phản ánh ước mơ về công bằng xã hội: người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bịo trừng trị.
+ Phản ánh ước mơ về hạnh phúc: Họ không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.
=> Những ước mơ trên thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới hạnh phúc, công lí của nhân dân lao động.
3, Đánh giá chung
Truyện làm rung động người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và chuyển thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Truyện phản ánh ước mơ đổi đời, tinh thần lạc quan của người xưa.
*DÀN Ý
I, MB: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, mâu thuẫn giữa những người xấu xa, tàn độc với người hiền lành vốn là cuộc đấu trah thường hay xảy ra và tạo nên cốt truyện chung của thể loại cổ tích và ở đó hạnh phúc và chiến thắng luôn thuộc về những người hiền lành. “Tấm Cám cũng là một câu chuyện như thế. Đại diện cho người hiền lành, tốt bung, cái thiên chính là nhân vật Tấm
II, TB
1, Hoàn cảnh của Tấm
– Gia cảnh: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ. Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ ra Cám. => Tấm: cô gái mồ côi, là con riêng.
– Hoàn cảnh sống: + Tấm làm lụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được mẹ nuông chiều, ăn mặc trắng trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
2. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử độc ác:
– Đi bắt tép : Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình => về nhận thưởng (yếm đỏ) .
– Đi chăn trâu : Gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám giết cá bống (người bạn an ủi của Tấm) ăn thịt.
– Đi xem hội : Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt => dập tắt niềm vui được đi hội của Tấm
– Được Bụt giúp, Tấm được đi hội và trở thành vợ vua, mẹ con Cám căm tức, tìm mọi cách hãm hại Tấm khi cô trở thành vợ vua.
– Tấm là người bất hạnh , ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng, yếu đuối thụ động , nhường nhịn và khóc .
=> Tấm là cô gái siêng năng, hiền lành, thật thà; luôn bị mẹ con Cám ức hiếp, hãm hại nhưng nhẫn nại chịu đựng. Mẹ con Cám tham lam, độc ác và lười nhác.
3. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc.
– Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh. Tấm chết -> chim vàng anh -> xoan đào -> khung cửu -> quả thị (trở lại làm người gặp hoàng tử). Từ một cô gái hiền lành vừa ngã xuống đã mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở lại với cuộc đời đòi lại hạnh phúc: Tấm hoá Vàng Anh để báo hiệu sự có mặt của mình. Vàng Anh bị giết, Tấm hoá cây xoan đào, khung cửi dệt tuyên chiến với kẻ thù “cót ca cót két … khoét mắt ra”. Khung cửi dệt, quả thị là những gì Tấm hoá thân cũng là những vật bình dị, thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng
=> Quá trình trở về của Tấm thể hịên caíi thiện không thể chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách để tiêu diệt cái thiện. Những lân fchết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc đáu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. –
– Vật hoá thân của Tấm đều là yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn sự xuất hiện của Bụt ở phần đầu khi mỗi lần Tấm khóc. ở đây, Tấm không khóc cũng không thấy Bụt. Tấm phải tự mình gình và giữ hạnh phúc. Cho nên các vật là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh với cái ác. Những mặt hoá thân của Tấm có thể bị ảnh hưởng của thuyết luân hồi của Đạo phật. Song đó chỉ mượn cái vỏ bên ngoài để thể hiận ước mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. -> Miếng trầu là vật nối duyên. Nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người têm (Tấm) -> nhờ đó hoàng tử nhận ra Tấm. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hoá, gắn với phong tục hôn nhân nên miếng trầu không thể thiếu trong sự hội ngộ giữa nhà vua – Tấm.
+ Miếng trầu nên dâu nhà người.
+ Nhớ lời bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người – ý nghĩa sự trở về của Tấm. + Phản ánh quan niệm “ở hiền gặp lành” của nhân dân.
+ Phản ánh ước mơ về công bằng xã hội: người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bịo trừng trị.
+ Phản ánh ước mơ về hạnh phúc: Họ không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.
=> Những ước mơ trên thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới hạnh phúc, công lí của nhân dân lao động.
3, Đánh giá chung
Truyện làm rung động người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và chuyển thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Truyện phản ánh ước mơ đổi đời, tinh thần lạc quan của người xưa.
III, KB: Khẳng định lại vấn đề