lập dàn ý bài đi một ngày đàng học một sàng khôn

lập dàn ý bài đi một ngày đàng học một sàng khôn

0 bình luận về “lập dàn ý bài đi một ngày đàng học một sàng khôn”

  1.               $@mina$

    I. Mở bài

    – Giới thiệu câu tục ngữ: Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực trong học tập.

    II. Thân bài

    1. Giải thích

    – Nghĩa hẹp: Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập

    – Nghĩa rộng: Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

    => Ý nghĩa câu tục ngữ: Con người phải có tư duy tích cực, phải nhận thức được tri thức loài người là vô tận, còn rất nhiều điều phải học tập và khám phá, chỉ có siêng năng tìm tòi, học hỏi mới thu nhận được tri thức đó, chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

    2. Chứng minh

    – Dẫn chứng bằng một câu chuyện về việc học khôn nhờ đi nhiều nơi mà em đã được biết (Ví dụ: Dế mèn phiêu lưu ký…)

    – Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến để học hỏi khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong nước.

    – Học sinh tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.

    3. Bài học và liên hệ thực tiễn

    – Nên đi nhiều nơi để tích lũy thêm kiến thức.

    – Không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm.

    – Nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ.

    – Liên hệ thực tiễn: nhà bác học Lênin đã có câu “Học, học nữa, học mãi” điều đó khẳng định việc học là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa

    III. Kết bài

    Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thực sự là một câu nói rất ý nghĩa, vừa là lời khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải không ngừng học tập, khám phá những tri thức, những điều trong cuộc sống.

    Bình luận
  2. I. MỞ BÀI

    Dẫn dắt câu nói “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Khái quát suy nghĩ cá nhân về câu nói này.

    II. THÂN BÀI

    *Giải thích ý nghĩa của câu nói:

    -“Đi”:  là hoạt động di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác bằng cách bước chân. Trong trường hợp này, “đi” chỉ sự tiếp xúc, giao lưu, cọ xát với thực tế, với thế giới bên ngoài.

    -“Một ngày đàng”: có thể hiểu là một ngày đường, một đơn vị chỉ thời gian. Ở đây chỉ khoảng thời gian con người tiếp xúc.

    -“Học”: là hoạt động thu nhận, tích lũy kiến thức.

    -“Một sàng khôn”: “sàng” là từ dùng để chỉ một vật dụng hình tròn, rộng, đáy nông được đan bằng tre nứa dùng để sàng lọc lúa gạo còn “khôn” được hiểu là những điều bổ ích. Trong câu nói này, “Một sàng khôn” chỉ số lượng kiến thức to lớn.

    -“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” có nghĩa là muốn học hỏi được nhiều điều hay ngoài việc học trên sách vở còn phải biết học hỏi thêm từ việc giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Việc học hỏi và trải nghiệm thực tế sẽ mang lại nguồn kiến thức phong phú.

    *Chứng minh tính đúng đắn của câu nói: (dẫn chứng cụ thể)

    -Dẫn chứng bằng một câu chuyện về việc học khôn nhờ đi nhiều nơi mà em đã được biết (ví dụ: Dế mèn phiêu lưu ký,…)

    -Học sinh tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.

    Lời  khuyên:

    Nên đi nhiều nơi để tích lũy thêm kiến thức.

    Không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm.

    III. KẾT BÀI

    Khẳng định lại quan điểm chung về câu nói (ý nghĩa, đúng đắn,…). Rút kinh nghiệm cho bản thân, lời nhắn nhủ.

    Bình luận

Viết một bình luận