Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau Đề bài : Cảm nhận đoạn thơ sau để thấy được tâm trạng và vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều . Qua đó hãy cho bt tư tưở

Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau
Đề bài : Cảm nhận đoạn thơ sau để thấy được tâm trạng và vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều . Qua đó hãy cho bt tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác giả Nguyễn Du
” Cậy em em có chịu lời .. thơm lây”

0 bình luận về “Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau Đề bài : Cảm nhận đoạn thơ sau để thấy được tâm trạng và vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều . Qua đó hãy cho bt tư tưở”

  1. 1. Mở bài

    Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

    Giới thiệu những nét cơ bản về đoạn trích “Trao duyên”

    Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”.

    2. Thân bài

    a. Thúy Kiều là một người không khéo, thông minh, sắc sảo.

    – Lời nhờ vả em của Thúy Kiều:

    Cậy” chính là sự nhờ vả, trông chờ, dựa dẫm tất cả vào người đối diện.

    “Lạy” và “thưa” là những từ dùng để diễn tả thái độ, hành động của người bề dưới đối với người bề trên.

    → Trong hoàn cảnh của Thúy Kiều lúc này ta thấy đó là một điều hết sức phù hợp, bởi Thúy Kiều đang muốn nhờ em mình nối duyên thay mình và Kiều chính là người mang ơn Thúy Vân, với hành động đó của Kiều Thúy Vân sẽ khó lòng có thể từ chối.

    – Những lí lẽ Thúy Kiều đưa ra để thuyết phục em:

    Thúy Kiều nói về mối tình của mình với Kim Trọng: Mối tình đẹp như mơ ấy đang độ mặn nồng ấy vậy mà “giữa đường đứt gánh tương tư”

    Thúy Kiều còn nói với em về hoàn cảnh hiện tại của bản thân, khi phải đứng giữa sự lựa chọn đầy khó khăn giữa hiếu và tình.

    Thúy Kiều thuyết phục em bằng tình cảm chị em ruột thịt máu mủ và những dự cảm về cái chết, về tương lai của mình.

    b. Thúy Kiều là một người con hiếu thảo với cha mẹ và chung thủy, giàu ân tình với người yêu.

    – Thúy Kiều là người con hiếu thảo với cha mẹ: Trước tai họa của gia đình, Kiều đứng trước sự lựa chọn giữa hiếu và tình, Kiều hi sinh tình yêu của mình những mong gia đình được êm ấm, chọn chữ hiếu, chọn bán mình để chuộc cha và em.

    – Thúy Kiều là một người thủy chung, giàu ân tình với người yêu:

    Kiều luôn nhớ đến những “quạt ước, chén thờ” – những lời hò hẹn, thề nguyền của cả hai.

    Khi gia đình gặp tai biến, nàng không có sự lựa chọn nào khác thì vẫn nhờ em thay mình nối duyên với Kim Trọng.

    Trao kỉ vật cho em, nhưng “duyên này” – tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng thì nàng vẫn luôn giữ trong tim mình.

    c. Thúy Kiều là một con người giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả.

    Thúy Kiều đã nhận hết lỗi về mình, tự nhận mình là người phụ bạc khiến cho tình yêu của nàng và Kim Trọng tan vỡ – “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.

    Hành động “gửi lạy tình quân” của Thúy Kiều chính là cái “gửi lạy” với mong muốn được tạ lỗi với Kim Trọng.

    3. Kết bài

    Khái quát những vẻ đẹp của Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” và nêu cảm nghĩ của bản thân.

    Bình luận

Viết một bình luận