lập dàn ý cho bài văn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
0 bình luận về “lập dàn ý cho bài văn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
I. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm
Mỗi người sinh ra đều có tên có họ, có một mái ấm gia đình để che chở, và cũng có cả một mảnh đất để nhớ để thương, ấy là quê hương. Với Hạ Tri Chương, có lẽ trong tim ông cũng in dấu hình bóng ấy. Sau năm mươi năm làm quan ở Trường An, trở về với quê, lòng ông lại dâng lên bao cảm xúc, xúc cảm đã len vào từng câu thơ trong “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
II. Thân bài:
1. Tình cảm với quê hương: Phân tích hai câu thơ đầu
a. Câu đầu:
“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi”
(Khi đi trẻ, lúc về già)
Câu thơ nêu lên nghịch cảnh của con người: ngày ra đi thì vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã già.
Câu thơ đã khái quát quãng đời xa quê của nhà thơ_50 năm, cả một nửa cuộc đời phải xa quê hương. Lâu như vậy, làm sao có thể không nhớ không thương chứ?
Câu thơ còn ẩn chứa tâm trạng buồn man mác, là nỗi tiếc nuối vì đến khi đi gần hết đời mới được trở về nơi quê cha đất tổ của nhân vật trữ tình cũng như của chính Hạ Tri Chương.
b. Câu thơ thứ hai
“Hương âm vô cải, mấn mao tồi”
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
Câu thơ sử dụng hình ảnh cụ thể, chi tiết tả thực nhưng lại để nói nhiều hơn, ẩn giấu nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Dù đã xa quê trong khoảng thời gian dài nhưng chỉ có dáng vẻ bên ngoài là đổi thay, chỉ có mái đầu đã mang màu sương trắng, còn giọng điệu, tấm lòng với quê vẫn vẹn nguyên như thời còn gắn bó với quê.
Kinh đô Trường An dù phồn hoa đô hội nhưng cũng không thể làm màu giọng quê hương nơi cổ họng mất đi, hơi thở quê hương vẫn nồng đậm trong lời nói, tấm lòng vẫn là nhớ quê, vẫn là yêu quê, chưa từng thay đổi.
Thể hiện sự thủy chung, một lòng đi về với mảnh đất quê hương của người con lâu ngày mới trở về.
2. Tâm trạng của tác giả khi về quê hương
“Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai? ”
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)
Trở lại nhà của chính mình mà bỗng trở thành khách lạ. Tình huống câu thơ đề ra là một nghịch lí nhưng lại là lẽ thường tình mà con người buộc phải chấp nhận.
Câu hỏi cuối bài là câu hỏi của trẻ thơ, hồn nhiên mà hỏi nhưng lại khiến nhân vật trữ tình dâng lên nỗi buồn man mác.
Lâu ngày mới trở lại quê, không biết bạn bè thuở xưa còn mất thế nào, chẳng biết mảnh đất này đã qua bao thay đổi, chẳng biết mây thế nào nắng ra sao, mọi thứ đều trở lên lạ lẫm với nhân vật trữ tình. Cảm giác xa lạ ấy khiến nhân vật trữ tình, khiến Hạ Tri Chương lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình
Hai câu thơ mang chút hóm hỉnh hài hước nhưng lại như là nhà thơ tự cười cho hoàn cảnh trớ trêu của mình.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận về bài thơ.
Bài thơ tuy chẳng có chữ nào là nhân xưng ngôi nhất nhưng ai cũng nghe ra đó là câu chữ từ tấm lòng sâu thẳm của nhà thơ, là suy tư bâng khuâng của chính tác giả khi trở lại quê sau nửa đời rời xa. Bài thơ còn gợi lên cho những người con xa quê bao nhớ bao thương, khơi lên trong lòng chúng ta tình yêu quê hương và khát khao được gắn bó.
1. Mở bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê là một bài thơ viết nhân ngày trở lại thăm quê cũ của Hạ Tri Chương. Bài thơ là lời tâm sự, là tàm trạng man mác buồn của người con xa quê đã rất lâu. Bởi ngày trở về, tóc đã bạc, cảnh xưa vẫn đâynhưng những người quen chẳng còn ai, không ai còn nhận ra ông. 2.Thân bài Câu 1. Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Khí đi trẻ, lúc về già) + Câu thơ nỗi về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ ngày trở về đã già “Thiếu tiểu” – “Lão đại” – Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người – Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuôi. Câu 2. Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu) – Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đốivới quê hương. – Thể hiện tấm lòng thủy chung, gắn bó tha thiết với quê hương. Câu 3. Nhi đầng tương kiến bất tương thức (Trẻ connhìn lạ không chào) – Người xa quê lâu ngày trở về bỗng trởthành khách lạ, – Một nghịch lí và cũng là lẽthường tình. Câu 4. Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi) – Câu thơ cố chút hóm hỉnh – Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng. 3. Kết bài Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương đó là một tình cảm thủy chung, gắn bó, chân tình. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của một người khao khát được về thăm quê vậy mà khi trở về chẳng ai còn nhận ra mình nữa.
I. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm
Mỗi người sinh ra đều có tên có họ, có một mái ấm gia đình để che chở, và cũng có cả một mảnh đất để nhớ để thương, ấy là quê hương. Với Hạ Tri Chương, có lẽ trong tim ông cũng in dấu hình bóng ấy. Sau năm mươi năm làm quan ở Trường An, trở về với quê, lòng ông lại dâng lên bao cảm xúc, xúc cảm đã len vào từng câu thơ trong “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
II. Thân bài:
1. Tình cảm với quê hương: Phân tích hai câu thơ đầu
a. Câu đầu:
“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi”
(Khi đi trẻ, lúc về già)
Câu thơ nêu lên nghịch cảnh của con người: ngày ra đi thì vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã già.
Câu thơ đã khái quát quãng đời xa quê của nhà thơ_50 năm, cả một nửa cuộc đời phải xa quê hương. Lâu như vậy, làm sao có thể không nhớ không thương chứ?
Câu thơ còn ẩn chứa tâm trạng buồn man mác, là nỗi tiếc nuối vì đến khi đi gần hết đời mới được trở về nơi quê cha đất tổ của nhân vật trữ tình cũng như của chính Hạ Tri Chương.
b. Câu thơ thứ hai
“Hương âm vô cải, mấn mao tồi”
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
Câu thơ sử dụng hình ảnh cụ thể, chi tiết tả thực nhưng lại để nói nhiều hơn, ẩn giấu nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Dù đã xa quê trong khoảng thời gian dài nhưng chỉ có dáng vẻ bên ngoài là đổi thay, chỉ có mái đầu đã mang màu sương trắng, còn giọng điệu, tấm lòng với quê vẫn vẹn nguyên như thời còn gắn bó với quê.
Kinh đô Trường An dù phồn hoa đô hội nhưng cũng không thể làm màu giọng quê hương nơi cổ họng mất đi, hơi thở quê hương vẫn nồng đậm trong lời nói, tấm lòng vẫn là nhớ quê, vẫn là yêu quê, chưa từng thay đổi.
Thể hiện sự thủy chung, một lòng đi về với mảnh đất quê hương của người con lâu ngày mới trở về.
2. Tâm trạng của tác giả khi về quê hương
“Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai? ”
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)
Trở lại nhà của chính mình mà bỗng trở thành khách lạ. Tình huống câu thơ đề ra là một nghịch lí nhưng lại là lẽ thường tình mà con người buộc phải chấp nhận.
Câu hỏi cuối bài là câu hỏi của trẻ thơ, hồn nhiên mà hỏi nhưng lại khiến nhân vật trữ tình dâng lên nỗi buồn man mác.
Lâu ngày mới trở lại quê, không biết bạn bè thuở xưa còn mất thế nào, chẳng biết mảnh đất này đã qua bao thay đổi, chẳng biết mây thế nào nắng ra sao, mọi thứ đều trở lên lạ lẫm với nhân vật trữ tình. Cảm giác xa lạ ấy khiến nhân vật trữ tình, khiến Hạ Tri Chương lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình
Hai câu thơ mang chút hóm hỉnh hài hước nhưng lại như là nhà thơ tự cười cho hoàn cảnh trớ trêu của mình.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận về bài thơ.
Bài thơ tuy chẳng có chữ nào là nhân xưng ngôi nhất nhưng ai cũng nghe ra đó là câu chữ từ tấm lòng sâu thẳm của nhà thơ, là suy tư bâng khuâng của chính tác giả khi trở lại quê sau nửa đời rời xa. Bài thơ còn gợi lên cho những người con xa quê bao nhớ bao thương, khơi lên trong lòng chúng ta tình yêu quê hương và khát khao được gắn bó.
1. Mở bài
Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê là một bài thơ viết nhân ngày trở lại thăm quê cũ của Hạ Tri Chương. Bài thơ là lời tâm sự, là tàm trạng man mác buồn của người con xa quê đã rất lâu. Bởi ngày trở về, tóc đã bạc, cảnh xưa vẫn đâynhưng những người quen chẳng còn ai, không ai còn nhận ra ông.
2.Thân bài
Câu 1. Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Khí đi trẻ, lúc về già)
+ Câu thơ nỗi về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ ngày trở về đã già “Thiếu tiểu” – “Lão đại”
– Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người
– Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuôi.
Câu 2. Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
– Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đốivới quê hương.
– Thể hiện tấm lòng thủy chung, gắn bó tha thiết với quê hương.
Câu 3. Nhi đầng tương kiến bất tương thức
(Trẻ connhìn lạ không chào)
– Người xa quê lâu ngày trở về bỗng trởthành khách lạ,
– Một nghịch lí và cũng là lẽthường tình.
Câu 4. Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi)
– Câu thơ cố chút hóm hỉnh
– Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.
3. Kết bài
Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương đó là một tình cảm thủy chung, gắn bó, chân tình. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của một người khao khát được về thăm quê vậy mà khi trở về chẳng ai còn nhận ra mình nữa.