Lập dàn ý đề sau : Truyện ngắn của Thạch Lam thấm đượm tình cảm nhân ái .Ông có khả năng đi vào khai thác nội tâm nhân vật một cách tinh tế .Hãy làm s

Lập dàn ý đề sau : Truyện ngắn của Thạch Lam thấm đượm tình cảm nhân ái .Ông có khả năng đi vào khai thác nội tâm nhân vật một cách tinh tế .Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

0 bình luận về “Lập dàn ý đề sau : Truyện ngắn của Thạch Lam thấm đượm tình cảm nhân ái .Ông có khả năng đi vào khai thác nội tâm nhân vật một cách tinh tế .Hãy làm s”

  1. 1. Giới thiệu vđ cần nghị luận :

    $\to$ Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng có một gương mặt riêng so với các nhà văn của Tự lực văn đoàn.  Văn của Tự lực văn đoàn thường đượm nỗi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi đau hiện thực. Nó như một thứ “hương hoàng lan” được chưng cất từ những nỗi đời.

    $\to$ – Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938), rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc ở khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm.

    2. Phân tích làm rõ ý kiến :

    * Giải thích : Truyện ngắn của Thạch Lam là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Vì truyện của ông là kiểu truyện tâm tình, dường như không có cốt truyện; giàu cảm xúc, nhẹ nhàng mà thấm thía như một bài thơ. Truyện Hai đứa trẻ bộc lộ niềm cảm thương chân thành của nhà văn với cuộc sống chìm khuất, mòn mỏi, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi phố huyện tăm tối, cùng sự trân trọng những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ về một cuộc sống trong sáng, tốt đẹp hơn.

    * phân tích :

    – Trước hết là tâm trạng buồn man mác của Liên, khi chiều về, phố huyện hiện lên trong sự nghèo khổ, xơ xác:

    + Với cảm xúc và bút pháp lãng mạn, thì cảnh thiên nhiên phố huyện mang một vẻ đẹp trữ tình thơ mộng.

    + Với cảm xúc và bút pháp hiện thực thì cuộc sống xã hội nơi phố huyện lại là bức tranh nghèo khổ, xơ xác, tăm tối. Cái áo khoác ngoài thơ mộng của thiên nhiên cũng không che lấp nổi cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn và cảnh những kiếp người tàn.

     + Liên tuy không lam lũ vất vả như những mảnh đời kia nhưng là những số phận đáng thương nhất.

    – Liên càng buồn thấm thía hơn khi đêm về, phố huyện chìm trong bóng tối và cuộc sống cứ lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc.

    + Về đêm phố huyện là sự tương tranh giữa bóng tối và ánh sáng. Màn đêm buông xuống, bóng tối cứ lan dần từng con đường nhỏ, từng ngõ xóm, để rồi nhấn chìm phố huyện trong bóng tối dày đặc. Ánh sáng phố huyện cũng nhiều: có ánh sáng của thiên nhiên (ánh sao, ánh đom đóm), có ánh sáng của cuộc sống lao động nhưng chỉ là những khe, chấm, hột…tất cả đều quá nhỏ nhoi, yếu ớt trước vũ trụ thăm thẳm bao la ngập trong bóng tối. Nó không đủ thắp sáng phố huyện mà dường như chỉ càng tôn lên màn tối dày đặc bao phủ phố huyện nghèo.

    + Khi đêm về cuộc sống phố huyện cứ lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc. Ngày hôm nay là sự lặp lại y nguyên những gì đã diễn ra hôm qua và sẽ lặp lại ở ngày mai. 

    – Cảnh chuyến tàu khuya và tâm trạng buồn vui của Liên

    + Trong cả chuỗi thời gian dài buồn tẻ thì chuyến tàu đêm qua phố huyện là cả một niềm vui lớnvới hai chị em Liên. Hai đứa trẻ đêm nào cũng náo nức thức chờ tàu, không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu vật chất. Chúng không chờ tàu để bán hàng, dù mẹ vẫn dặn cố thức đợi chuyến tàu để bán hàng. Hai chị em chờ tàu là xuất phát từ nhu cầu cuộc sống tinh thần. Khi tàu đến Liên và An đứng cả dậy, hướng về phía con tàu và khi nó đi rồi Liên vẫn “lặng theo mơ tưởng”.

    3. Đánh giá:

    – Miêu tả khung cảnh phố huyện buồn, nghèo nàn, tẻ nhạt, bế tắc và tâm trạng của hai đứa trẻ, đặc biệt là Liên một cách trực tiếp và gián tiếp, qua thực tại và hồi ức đan xen; miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ; nhà văn bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc trong xã hội cũ.

    Bình luận

Viết một bình luận