Lập dàn ý phân tích nhân vật thúy kiều qua đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

Lập dàn ý phân tích nhân vật thúy kiều qua đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

0 bình luận về “Lập dàn ý phân tích nhân vật thúy kiều qua đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích”

  1. I. Mở bài:

    – Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích:

    + Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam cổ đại một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau.

    + Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều.

    II. Thân bài:

    – Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này.

    – Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.

    – Đây là tâm trạng của Kiều những ngày đầu ở lầu Ngưng Bích, một tâm trạng sống không bằng chết, cô đơn chán nản cuộc đời và mất lòng tin ở con người.

    “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

    Bốn bề bát ngát xa trông

    Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

    – Phân tích hai từ “khóa xuân” hai từ này đã gợi lên trong lòng người đọc rất nhiều cảm xúc chua chát.

    Thúy Kiều sắc nước hương trời

    – Không gian càng mênh mông tăm tối, mịt mù càng làm cho tâm trạng Thúy Kiều trở nên thê lương bi đát hơn bao giờ hết. Một cuộc sống bị giam cầm tù đày cả về tâm hồn, lẫn thể xác.

    “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

    Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

    – Hai từ “bẽ bàng” đã lột tả được mọi sự ê chề, đau đớn của Thúy Kiều, khi cô vừa bị Mã Giám Sinh lừa tình, rồi lại còn bị bán vào lầu xanh.

    – “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” con người và cảnh vật đã thật sự hòa nhập vào làm một. Cảnh vật cũng như người đều mang cảnh u sầu, trống trải, cô đơn khắc khoải…

    – Trong những câu thơ tiếp theo tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc.

    “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

    Bên trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

    – Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng.

    “Xót người tựa cửa hôm mai

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

    – Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa.

    – Tâm trạng của Thúy Kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực:

    “Buồn trông ngọn nước mới sa

    Hoa trôi man mác biết là về đâu

    Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu

    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

    – Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

    – Câu thơ nói lên sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều. Nó nói lên sự phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua:

    “Buồn trông song cuốn mặt duềnh

    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

    III. Kết bài

    – Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán.

    – Phân tích bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” của Nguyễn Du. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một.

    Chúc bạn học tốt nhé !

    Bình luận

Viết một bình luận