Lập dàn ý Phân tích tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích trao duyên(Nguyễn Du)

Lập dàn ý
Phân tích tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích trao duyên(Nguyễn Du)

0 bình luận về “Lập dàn ý Phân tích tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích trao duyên(Nguyễn Du)”

  1. Mở bài   

    – Giới thiệu tổng quan một số đặc điểm của Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều cũng như là đoạn trích Trao Duyên.

    Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820 là một người được sinh ra trong gia đình có truyền thống thơ ca và là một nhà thơ cực kỳ lỗi lạc với rất nhiều tác phẩm có giá trị rất cao như: Bắc Hành Tạp Lục, Thanh Hiên Thi Tập,… Nhưng tác phẩm nổi bật và xuất sắc nhất trong đó vẫn là Truyện Kiều được viết theo thể thơ lục bát. Đoạn trích Trao Duyên là một đoạn trích nói về sự đau xót khi phải nhường tình yêu của mình lại cho Thúy Vân. Cũng như là nội tâm đau xót của Kiều khi mà vừa phải làm tròn chữ hiếu vừa phải trọn nghĩa với chữ tình.

     Thân bài

    1. Thúy Kiều nhờ đến sự trợ giúp của Thúy Vân để trả nợ cho lời hẹn ước của Mình với Kim Trọng

    – Mở đầu Thúy Kiều lựa lời để mở lời với Thúy Vân để nhờ vả.

    + Với những từ ngữ cực kỳ tinh tế cũng như là được lựa chọn rất kỹ thì tác giả đã thể hiện được sự tha thiết cầu xin trong lời thỉnh cầu của Thúy Vân.

    – Thúy Kiều và đoạn tình cảm với Kim Trọng khi nhắc lại.

    + Thúy Kiều và Kim Trọng với đoạn tình cảm cực kỳ tha thiết. 2 người đã cùng nhau nguyện thề và trao cho nhau vật ước định của cả hai. Những nàng phải từ bỏ tình yêu này vì chữ hiếu.

    +  Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ mạnh như tình máu mủ,  thịt nát xương mòn để mong được Thúy Vân chấp nhận lời thỉnh cầu.

    – Tâm trạng giằng xé của Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân

    + Thúy Kiều nén đau xót trao lại cho Thúy Vân kỷ vật chứng minh tình cảm của mình với Kim Trọng.

    + Lúc này trong lòng Kiều xuất hiện sự giằng xé, nội tâm nàng bị mâu thuẫn giữa việc trao tình cảm của mình cho Vân tuy nhiên lại vẫn muốn được chung sự hạnh phúc đó với em gái của mình.

    2. Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên

    – Kiều có thể hình dung được những sự bạc bẽo của thân gái trong cái xã hội đầy gian ác này. Từ đó cũng khắc họa được những số phận nghiệt ngã của những người con gái hồng nhan trong xã hội phong kiến này.

    3. Đôi nét về sự thành công trong nghệ thuật viết của Nguyễn Du

    – Bằng sự lựa chọn ngôn từ kỹ càng, tinh tế Nguyễn Du đã góp phần khắc họa thành công diễn biến trong nội tâm của nhân vật.

    – Với lối viết độc thoại tác giả đã khắc sâu hơn nỗi xót xa, đau đớn của Kiều trong tâm trí người đọc.

     Kết bài 

    Nói về số phận bạc bẽo của  Kiều để từ đó phản ánh xã hội phong kiến lúc bấy giờ cực kỳ tàn khốc. Để từ đó làm nổi bật lên những đau khổ cùng cực khi mất đi người mình yêu thương nhất.

    học tốt!

    Bình luận

Viết một bình luận