lập dàn ý tả nghệ sĩ xuân bắc cảm nhận về vai trò cây tre

lập dàn ý tả nghệ sĩ xuân bắc
cảm nhận về vai trò cây tre

0 bình luận về “lập dàn ý tả nghệ sĩ xuân bắc cảm nhận về vai trò cây tre”

  1. tả NS. Xuân Bắc:

    I. Mở bài

    Giới thiệu nghệ sĩ hài mà em luôn yêu thích.

    II. Thân bài

    • Vài nét về người nghệ sĩ hài.
    • Tại sao em yêu thích người nghệ sĩ đó (diễn xuất, tính cách, ngoại hình…)
    • Nêu vài kỉ niệm với người nghệ sĩ em yêu thích ví dụ như các chương trình nghệ sĩ đó gắn bó.
    • Nghệ sĩ đó mang lại điều gì cho em và gia đình? (tiếng cười, thư giãn, giải trí)

    III. Kết bài

    Hãy nêu tình cảm riêng của bản thân đối với người nghệ sĩ hài.

    Văn mẫu:

    Vào những lúc không phải học bài hoặc sau khi làm xong các bài tập về nhà, em thường hay được bố mẹ cho xem những chương trình hài trên đài truyền hình. Trong các chương trình hài ấy em thích nhất là được xem những chương trình mà có sự góp mặt của nghệ sĩ hài Xuân Bắc. Chú Xuân Bắc là nghệ sĩ hài mà em yêu thích từ hồi còn rất nhỏ, cả gia đình em ai cũng đều yêu thích chú ấy hết.

    Cứ mỗi lần tới tiết mục hài của chú, cả nhà em ai ai cũng chăm chú xem và cười sặc sụa vì chú diễn rất hài, lại còn dí dỏm nữa. Bố em vẫn thường khen ngợi chú Xuân Bắc là một diễn viên diễn rất tự nhiên, lại hài hước và hóm hỉnh. Lần nào được thấy chú ấy trên tivi là em cứ giành ngay lấy chiếc điều khiển, bởi em sợ ai đó lại chuyển kênh khác.

    Không chỉ riêng mình em mà còn rất nhiều khán giả khác, mỗi khi trông thấy chú Xuân Bắc xuất hiện trên tivi đều vỗ tay, thích thú bởi sự có mặt của chú là một điều đảm bảo tiết mục sẽ đem lại những ấn tượng, những tràng cười.

    Bố em bảo rằng chú ấy vẫn còn rất trẻ nhưng rất tài giỏi, chú Xuân Bắc có thể khiến cho mọi người ai nấy cũng yêu quý. Cho dù đặt chú vào bất cứ tình huống nào thì chú cũng đều có thể ứng biến một cách nhanh chóng, đầy sức cuốn hút nhất.

    Em còn nhớ rất rõ, những lần chú ấy tham gia chương trình hài “Gặp nhau cuối năm” vào những đêm giao thừa. Cả nhà em quây quần bên tivi chăm chú đợi chú Xuân Bắc xuất hiện trên màn hình. Từ cách diễn, tới nụ cười của chú ấy cũng đều khác biệt với những nét riêng độc đáo đối với những danh hài xung quanh.

    Mỗi lần làm trò, miệng của chú ấy không ngừng cười, bàn tay chú cứ múa bên này sang bên kia. Mấy em nhỏ ai cũng đều thích xem chú Xuân Bắc biểu diễn.

    Em ước mong rằng sẽ có dịp được gặp chú Xuân Bắc ở ngoài đời thường, để có thể được xem chú ấy biểu diễn gần hơn, và có thể cười sảng khoái hơn.

     Cảm nhận vai trò cây tre

    I. Mở bài:

    – Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

    II. Thân bài:

    1. Nguồn gốc:

    – Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

    – Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

    2. Các loại tre:

    – Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

    3. Đặc điểm:

    – Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi – Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

    – Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

    – Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

    – Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

    – Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

    4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

    a. Trong lao động:

    – Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

    – Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

    b. Trong sinh hoạt:

    – Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

    – Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

    – Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

    + Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

    + Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

    + Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

    + Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

    c. Trong chiến đấu:

    – Tre là đồng chí…

    – Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

    – Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

    – Tre hi sinh để bảo vệ con người III

    – Kết bài: Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

       XIN TLHN Ạ!!!!

    Bình luận

Viết một bình luận