Lập dàn ý và tập viết phần mở bài, kết bài cho đề văn sau: Tả một cảnh đẹp quê hương mà em yêu thích

By Iris

Lập dàn ý và tập viết phần mở bài, kết bài cho đề văn sau:
Tả một cảnh đẹp quê hương mà em yêu thích

0 bình luận về “Lập dàn ý và tập viết phần mở bài, kết bài cho đề văn sau: Tả một cảnh đẹp quê hương mà em yêu thích”

  1. 1. Mở bài:

    – Giới thiệu về cảnh đẹp mà em ấn tượng: Mùa thu Hà Nội.

    2. Thân bài:

    – Giới thiệu về mùa thu và Hà Nội nói chung:

    – Cảm nhận khi đi trên những con phố trong tiết trời mùa thu

    + Những làn gió nhẹ, se lạnh của tiết trời mùa thu

    + Hàng cây hai bên đường lá đã bắt đầu ngả vàng

    + Mùi hương hoa sữa, không quá nồng, mà chỉ thoang thoảng hoà quyện cùng hương vị của lá khô

    – Khung cảnh bờ hồ khi thu đến (Miêu tả theo trình tự từ bao quát đến cụ thể (phần miêu tả chính):

    + Hồ Gươm rộng và đẹp hơn rất nhiều trong chính những bức ảnh, những bức tranh

    + Quanh bờ hồ là những hàng cây đã mấy chục tuổi, những bóng cây già nghiêng mình soi xuống bóng nước.

    + Hình ảnh cây phượng vĩ nghiêng mình, như người thiếu nữ soi bóng trên mặt hồ.

    + Những đoá hoa phượng đã tàn trên những vòm cây.

    – Điểm ấn tượng đặc biệt của em đối với cảnh đẹp đó.

    – Con người và bản sắc văn hoá ở nơi danh lam thắng cảnh đó.

    – Cảm nhận của bản thân.

    3. Kết bài:

    Mong muốn của bản thân về danh lam thắng cảnh đó.

    PS: chúc bạn học tốt^_^

    Trả lời
  2. 1. Mở bài:

    – Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.

    – Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.

    2. Thân bài:

    a) Bên ngoài:

    – Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.

    – Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.

    – Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.

    – Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.

    b) Bên trong:

    – Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.

    – Vườn chùa rộng và thoáng.

    – Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.

    – Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.

    – Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.

    – Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.

    – Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.

    – Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.

    – Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.

    – Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.

    – Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.

    3. Kết bài:

    – Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.

    – Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

    CHÚC BẠN BUỔI TỐI VUI VẺ !

    Trả lời

Viết một bình luận