Lập đề cương lịch sử liên quan đến mấy ý này :) 1. Chính sách cai trị của pk phuong Bắc 2. Các cuộc khoi nghia lớn thoi kỳ Bắc thuộc 3. Nước Champa 4.

Lập đề cương lịch sử liên quan đến mấy ý này 🙂
1. Chính sách cai trị của pk phuong Bắc
2. Các cuộc khoi nghia lớn thoi kỳ Bắc thuộc
3. Nước Champa
4. Chiến thắng Bạch đằng của Ngô Quyền
5. Họ Khúc giành độc lập như thế nào?
50Đ ĐẤY
ĐỦ PHẦN TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM
CHÍNH XÁC
NHƯỜNG CÁC IDOL

0 bình luận về “Lập đề cương lịch sử liên quan đến mấy ý này :) 1. Chính sách cai trị của pk phuong Bắc 2. Các cuộc khoi nghia lớn thoi kỳ Bắc thuộc 3. Nước Champa 4.”

  1. 1. Chính sách cai trị của pk phuong Bắc:

    Về chính trị:

    -Dùng mọi thủ đoạn:mua chuộc,chia rẽ

    -Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện

    Về kinh tế:

    -Đặt nhiều thứ thuế

    -Cống nạp nhiều đồ quý hiếm

    Về văn hóa:

    -Mở trường dạy chữ Hán

    -Đưa người Hán sang ở với dân ta

    2. Các cuộc khoi nghia lớn thoi kỳ Bắc thuộc

    1/Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40

    2/Cuộc khởi nghĩa bà Triệu năm 248

    3/Cuộc khởi nghĩa Lí Bí đầu năm 542

    4/Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu những năm 10,thế kỉ VIII

    5/Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng năm 776

    3. Nước Champa

    Thành tựu văn hóa :Sáng tạo ra chữ Phạn.

    Kiến trúc:Tháp Chăm

    Phong tục:hỏa táng người chết dải xuống sông biển ăn trầu cầu ở nhà sàn.

    4. Chiến thắng Bạch đằng của Ngô Quyền

    Nguyên nhân:Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam hán.

    Diễn biến:Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng lúc thủy triều lên xuống ,nhử giặc vào chỗ bãi cọc ngầm và tiêu diệt chúng.

     Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

    5. Họ Khúc giành độc lập như thế nào?

    -Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

    – Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
    – Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

    Bình luận
  2. I.. Trình bày chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc ? ( Chính trị, kinh tế, văn hóa )

     Trả lời :

    Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

    – Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

    – Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

    —> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

    II. Câu hỏi 1 : Trình bày những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc ? Nêu ý nghĩa lịch sử ?

    Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:

    – Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

    – Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

    – Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

    – Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

    – Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

    – Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 794).

    – Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

    – Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 – 931) của Dương Đình Nghệ.

    – Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

    * Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:

    – Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.

    – Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

    Câu hỏi 2: Trình bày hiểu biết về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa sau:

     –Nguyên nhân

                 ” Một xin rửa sạch nước thù,

            Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

                   Ba kẻo oán ức lòng chồng,

             Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”

    Diễn biến:

    Hai Bà Trưng tập hợp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại cùng nhau đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh.

    – Kết quả: Giành thắng lợi

    – Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta truyền thống đấu tranh của người phụ nữ

    b) – Nguyên nhân

    +) Do ách thống trị của nhà Lương

    +) Mâu thuẫn sâu sắc của nhân dân và quan lại đô hộ

    – Diễn biến: Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. Ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con trai là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì ( Hà Nội ) có Phạm Tu, ở Thái Binhg có Tinh Thiều.

                         Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành  Long Biên ( nay thuộc Bắc Ninh ) chạy về Trung Quốc.

                          Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu ( Quảng Ninh ).

                          Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết.

     – Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông tô lịch ( Hà Nội ).

     – Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có non sông, bờ cõi riêng, sánh vai và ko lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam

    c) – Nguyên nhân:

    +) Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường

    +) Nỗi vất vả, cực nhọc của việc đi phu gánh vải.

      – Diễn biến: Mai Thúc Loan liên kết  với nhân dân khắp Giao Châu và cả nhân dân Lâm Ấp, Chân lạp….. kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

       – Kết quả: Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ

    Câu hỏi 3 : Trình bày 1 cuộc khởi nghĩa mà e thích nhất ? 

    VD :

    a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

    a) Nguyên nhân;

    – Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

    – Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

    b) Diễn biến;

    – Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

    – Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

    c) Kết quả: 

    – Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. 

    d) Ý nghĩa:

    -Đem lại độc lập cho đất nước.

    -Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí .

     

    b) Cuộc khởi nghĩa Lí Bí :

    a) Nguyên nhân:

    – Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

    b) Diễn biến:

    – Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

    – Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

    – Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

    – Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

    c) Kết quả:

    – Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

    – Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

    – Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

    d) Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam.

     

    c) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

    a) Nguyên nhân:

    Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường.

    b) Diễn biến:

    – Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.

    – Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, nhân dân Ái Châu và Diễm Châu hưởng ứng.

    – Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn – Nghệ An ) làm căn cứ; ông xuân đế ( Mai Hắc Đế ).

    – Mai Thúc Loan liên kết với  nhân dân Giao Châu và Chăm – pa tấn công Tống Bình.

    – Thứ sử Giao Châu bỏ chạy về Trung Quốc.

    – Nhà Đường đem 10 vạn quân sang dàn ác cuộc khởi nghĩa.

    c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

    d) Ý nghĩa: Ca ngợi ý chí quyết dành lại độc lập cho đất nước ngay cả khi mất mạng hoặc hy sinh để đất nước độc lập.

    III. Nước Champa

    Câu hỏi 1 : Nước Champa đc thành lập và phát triển như thế nào ?

    a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

    a) Nguyên nhân;

    – Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

    – Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

    b) Diễn biến;

    – Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

    – Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

    c) Kết quả: 

    – Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. 

    d) Ý nghĩa:

    -Đem lại độc lập cho đất nước.

    -Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí .

     

    b) Cuộc khởi nghĩa Lí Bí :

    a) Nguyên nhân:

    – Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

    b) Diễn biến:

    – Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

    – Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

    – Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

    – Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

    c) Kết quả:

    – Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

    – Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

    – Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

    d) Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam.

     

    c) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

    a) Nguyên nhân:

    Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường.

    b) Diễn biến:

    – Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.

    – Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, nhân dân Ái Châu và Diễm Châu hưởng ứng.

    – Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn – Nghệ An ) làm căn cứ; ông xuân đế ( Mai Hắc Đế ).

    – Mai Thúc Loan liên kết với  nhân dân Giao Châu và Chăm – pa tấn công Tống Bình.

    – Thứ sử Giao Châu bỏ chạy về Trung Quốc.

    – Nhà Đường đem 10 vạn quân sang dàn ác cuộc khởi nghĩa.

    c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

    d) Ý nghĩa: Ca ngợi ý chí quyết dành lại độc lập cho đất nước ngay cả khi mất mạng hoặc hy sinh để đất nước độc lập.

     Câu hỏi 2 : Nêu những thành tựu kinh tế và văn hóa ?

    * Văn hóa:

       – Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

       – Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

       – Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,…

       – Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

    * Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

       – Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

       – Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

       – Khai thác lâm thổ sản, đánh cá

    IV. Chiến thắng BĐ của NQ 

    CH1 :

    1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

    a. Tiểu sử Ngô Quyền

    • Ngô Quyền (898 – 944)
    • Quê ở Đường Lâm (Hà Tây)
    • Cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm
    • Là con rể của Dương Đình Nghệ có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi…

    b. Hoàn cảnh lịch sử

    • Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức.
    • Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn
    • Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Nên vua Nam Hán lấy cớ xâm lược nước ta lần thứ 2.

    c. Kế hoạch quân Nam Hán

    • Năm 938,vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.
    • Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (huyện Bách Bạch – Quảng Tây), sẵn dàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

    d. Chuẩn bị của Ngô Quyền

    • Trừng tri tên phản bội Kiều Công Tiễn
    • Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và Trung Lưu, Hạ lưu sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với giặc.
    • Huy động quân và dân đốn gỗ, đẽo nhọn đầu và bịt sắt rồi đem đóng xuống lòng sông ở những nơi hiểm yếu tạo thành một trận địa cọc ngầm

    CH2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

    a. Diễn biến

    • Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển.
    • Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên.
    • Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc.
    • Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.
    • Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.
    • Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.

    b. Kết quả:

    • Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa.
    • Lưu Hoằng Tháo bị thiệt mạng trong đám loạn quân
    • Vua Nam Hán vội vã hạ lệnh thu quân về nước.

    =>Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

    CH3 :

    Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?

    • Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.
    • Kế hoạch của Ngô Quyền hết sức độc đáo: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.

    V. Họ Khúc dành độc lập ntn ?

    Họ Khúc đã giành độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?

    * Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước:

    – Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

    – Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

    – Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

    * Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm:

    – Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

    – Xem xét và định lại mức thuế.

    – Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

    – Lập lại sổ hộ khẩu,…

    – Chúc em học tốt nka :33

    – Hi vọng e cho cj 5sao + ctrlhn ( Hix- hix, khum có trắc nghiệm )

    @Hynn ·ω·

    Bình luận

Viết một bình luận