Lập hộ mình cái dàn ý khổ thơ cuối bài “mùa xuân nho nhỏ” và khổ 3,4,5,6 bài “Bếp lửa” Cảm ơn các bạn rất nhiều ! Bạn nào nhanh mình cho 5*

Lập hộ mình cái dàn ý khổ thơ cuối bài “mùa xuân nho nhỏ” và khổ 3,4,5,6 bài “Bếp lửa”
Cảm ơn các bạn rất nhiều !
Bạn nào nhanh mình cho 5*

0 bình luận về “Lập hộ mình cái dàn ý khổ thơ cuối bài “mùa xuân nho nhỏ” và khổ 3,4,5,6 bài “Bếp lửa” Cảm ơn các bạn rất nhiều ! Bạn nào nhanh mình cho 5*”

  1. Dàn ý bài khổ cuối bài: ” Mùa xuân nho nhỏ”:

    a) Mở bài

    – Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải

    + Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp

    + Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

    b) Thân bài

    * Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người

    – Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 – lúc này đang là mùa đông)

    + Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng

    + Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”

    + Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời

    + Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả

    Từng giọt long lanh rơi

    Tôi đưa tay tôi hứng

    + Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.

    => Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.

    * Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước

    – Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

    + Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

    + Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

    + Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

    – Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

    + Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước

    Đất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước

    + Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng

    + Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ

    → Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc

    * Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả

    – Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác:

    Ta làm con chim hót

    Ta làm một cành hoa

    Ta nhập vào hòa ca

    Một nốt trầm xao xuyến

    + Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người.

    + Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

    – Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.

    + Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng

    + Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung.

    → Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.

    * Ngợi ca quê hương đất nước qua điệu hát dân ca Huế

    – Cả bài thơ giống như làn điệu dân ca Huế mượt mà, trữ tình và sâu lắng

    + Bài thơ khép lại với điệu Nam ai, Nam bình của xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp và nỗi niềm của người con xứ Huế

    + Khúc ca còn ngân vang mãi từ tâm hồn của người lạc quan, yêu đời, khát khao sống có ích

    c) Kết bài

    – Bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.

    – Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.

    Bài ” Bếp lửa”

    1. Mở bài

     Giới thiệu về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
     

    2. Thân bài:

    * Hoàn cảnh ra đời:
    – Sáng tác vào năm 1963 khi Bằng Việt đang đi du học ở nước ngoài.
    – Là một trong những sáng tác đầu tay của ông.
    – Được in trong tập “Hương cây – Bếp lửa” vào năm 1968. 

    * Phân tích:
    – Khổ thơ 1: 
    + Bài thơ mở ra bằng hình ảnh bếp lửa quen thuộc.
    + Từ láy “chờn vờn” cùng hình ảnh “ấp iu”  cảm giác về một ngọn lửa bập bùng, ẩn hiện trong làm sương sớm vừa gợi đôi bàn tay khéo léo và tấm lòng ấm áp, đôn hậu của người nhóm lửa.
    + Chữ “thương” tình cảm lan tỏa ra từng câu từng chữ để rồi thấm vào tận sâu thẳm trái tim người đọc.

    – 4 khổ thơ tiếp: Ký ức về bà gắn liền với quá trình trưởng thành của cháu.
    + Kỷ niệm khi cháu lên 4 tuổi: với cái “đói mòn đói mỏi”, hình ảnh “khô rạc ngựa gầy”  những năm tháng đầy đói khổ, vất vả.
    + Kỷ niệm năm cháu 8 tuổi: giặc ngoại xâm kéo đến tàn phá nhưng cũng không thể xóa nhòa tình làng nghĩa xóm. Lời dặn “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”  hình ảnh của một người phụ nữ tần tảo, đảm đang, kiên cường.

    – Khổ thơ cuối: Những trăn trở, suy tư của cháu về bà
    + Dù khoảng cách có xa xôi bao nhiêu, dù cho “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cháu luôn nhớ về bà bằng tất cả tình yêu thương, sự biết ơn và nỗi nhớ của mình.

     

    3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của bài thơ: Bằng hình ảnh tả thực cùng những cảm xúc thật của tác giả  bài thơ ngay từ khi ra đời cho đến nay vẫn luôn có một vị trí riêng của nó.

    Bình luận
  2. Dàn ý bài khổ cuối bài: ” Mùa xuân nho nhỏ”:

    1. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Hải và tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”.
    • Khái quát sơ lược về giá trị nội dung và nghệ thuật của ba khổ thơ cuối.

    2. Thân bài

    a. Ba khổ thơ cuối đã thể hiện khát vọng, lí tưởng cống hiến cao đẹp của tác giả

    – Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ:

    • Tác giả đã sử dụng đại từ “ta” kết hợp điệp cấu trúc ngữ pháp “Ta làm… Ta nhập” để giãi bày trực tiếp khát vọng chân thành.
    • Tác giả giãi bày những mong ước chân thành: làm con chim, làm cành hoa, làm nốt trầm “xao xuyến” trong bản hòa ca.

    – Từ khát vọng sống, tác giả đã khái quát thành lý tưởng sống cao đẹp

    • Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là ẩn dụ độc đáo nhấn mạnh ước muốn, khát vọng hóa thân của tác giả.
    • Điệp cấu trúc câu “Dù là… Dù là…” kết hợp với hai hình ảnh mang tính chất tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự bền vững của khát vọng.

    – Bài thơ khép lại bằng những giai điệu dân ca xứ Huế ngọt ngào, đằm thắm và trữ tình:

    • Khúc nhạc “Nam ai” da diết, buồn thương quyện hòa cùng giai điệu “Nam bình” dịu ngọt, êm ái.
    • Giai điệu dịu ngọt hòa cùng “nhịp phách tiền” tươi vui, giòn giã khép lại để lại những dư âm về cuộc sống mới và sức sống mới của dân tộc.

    b. Ba khổ thơ cuối thể hiện những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

    • Thể thơ năm chữ giàu nhạc điệu, cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp với việc thể hiện những mong ước tha thiết.
    • Vận dụng thành công nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…
    • Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi.

    3. Kết bài

    • Đánh giá ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của ba khổ thơ cuối.

    Bài ” Bếp lửa”

    I. Mở bài

    • Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm đẹp và ước mơ tuổi trẻ.
    • Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi tác giả là du học sinh Liên Xô.
    • Giới thiệu đoạn trích: Ba khổ thơ cuối nói lên những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa và nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà của người cháu xa quê.

    II. Thân bài

    1. Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa

    – Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà.

    • Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hy sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí.

    “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

    • Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu.

    => Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai.

    – Sự tần tảo, hi sinh của bà thể hiện: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời bà.

    • Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt
    • Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, ký ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu

    – Hình ảnh bếp lửa kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà: Người cháu như phát hiện ra điều kỳ diệu giữa cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”: cháu thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà.

    2. Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

    – Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: Người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.

    – Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: Niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu;

    => Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.

    – Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.

    – Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín: những điều thân thiết của tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình cuộc đời, tình yêu thương và lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, quê hương.

    III. Kết bài

    • Ba khổ cuối bài thơ “Bếp lửa” mang một ý nghĩa triết lý sâu sắc: về hình ảnh người bà như một hình ảnh truyền thống làm bước đệm vững chắc nâng bước con người trong hành trình dài rộng của tương lai, cuộc đời.
    • Tình cảm gia đình là cơ sở vững chắc để làm nền tảng cho tình yêu quê hương đất nước.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!

    Bình luận

Viết một bình luận