Lập niên biểu các giai đoạn phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II

Lập niên biểu các giai đoạn phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II

0 bình luận về “Lập niên biểu các giai đoạn phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II”

  1.  Sự Phát triển kinh tế sau chiến tranh

    – Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.

    – Sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn cầu (Hơn 56% vào năm 1948 ).

    – Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần tổng sản lượng của Anh, Pháp,CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại( 1949).

    – Mỹ nắm trong tay gần ¾ dữ trữ vàng của thế giới (khoảng 24.6 tỷ đôla, năm 1949).

    – Trên 50% tàu bè đi lại trên các biển.

    – Trong nửa sau những năm 40 tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.

    – Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

    – GDP năm 2000 là 9 765 tỉ USD, thu nhập đầu người là 34 600USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới.

    – Trong khoảng 2 thập niên đầu chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

    Bình luận
  2. * Tình hình kinh tế:

    – Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ có những bước phát triển nhảy vọt, đứng đầu thế giới tư bản trở thành siêu cường. Với ưu thế về kinh tế, khoa học kĩ thuật Mĩ vươn lên chiếm vị trí tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

    – Trong những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới; sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp hai lần sản lượng các nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật cộng lại; nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc chiếm vũ khí nguyên tử.

    -> Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài, tài chính duy nhất của thế giới.

    – Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ vị trí tuyệt đối như trước kia nữa.

    – Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới ( 1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974), chỉ trong vòng 14 tháng đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12/1973 và tháng 12/1974.

    *Những nguyên nhân cơ bản làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm:

    -Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

    -Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

    -Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại tốn kém, thiết lập hàng ngàn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

    -Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội- nhất là ở các nhóm dân cư- tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự bất ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.

    Bình luận

Viết một bình luận