lập niên biểu về quá trình hình thành và phát triển của ,Ấn độ, campuchia và vương quốc lào

lập niên biểu về quá trình hình thành và phát triển của ,Ấn độ, campuchia và vương quốc lào

0 bình luận về “lập niên biểu về quá trình hình thành và phát triển của ,Ấn độ, campuchia và vương quốc lào”

  1. 1. Kiểm tra bài cũ:

    Câu hỏi: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỷ X – XVIII được biểu hiện như thế nào?

    2. Bài mới:

    Cam-pu-chia và Lào là hai quốc gia láng giềng gần gũi với Việt Nam, đã có lịch sử truyền thống lâu đời và một nền văn hóa đặc sắc. Để tìm hiểu sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào phát triển qua các thời kỳ như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội, những nét văn hóa đặc sắc ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.

    3. Tổ chức các hoạt động trên lớp:

    Hoạt động của thầy và trò

    Kiến thức cơ bản

    * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành Vương quốc Cam-pu-chia.

    – GV treo bản đồ các nước Đông Nam Á lên bảng, giới thiệu trên lược đồ những nét khái quát về địa hình của Cam-pu-chia: Như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là vùng rừng và cao nguyên bao bọc; còn đáy là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ.

    – GV nêu câu hỏi: Người Cam-pu-chia là ai? Họ sống ở đâu?

    – HS đọc SGK trả lời.

    – GV nhận xét, chốt ý:

    + Người Khơ-me là bộ phận của dân cư cổ Đông Nam Á gọi là người Môn cổ sống trên phạm vi rộng, hầu như bao trùm hết các nước Đông Nam Á lục địa. Ban đầu họ ở phía Bắc nước Cam-pu-chia ngày nay, trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công, sau mới di cư về phía Nam.

    – GV hỏi: Quá trình lập nước như thế nào?

    – HS trả lời.

    – GV chốt ý: Người Khơ-me giỏi săn bắn, quên đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp thu văn hóa Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn. Đến thế kỷ VI, Vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.

    * Hoạt động 2: Tìm hiểu thời kỳ Ăng-co.

    – GV nêu câu hỏi: Giai đoạn nào Cam-pu-chia phát triển thịnh đạt nhất? Những biểu hiện của phát triển thịnh đạt?

    – HS trả lời. GV nhận xét.

    – GV chỉ trên bản đồ: Địa bàn ban đầu (thế kỷ V – VII) ở cao nguyên Cò Rạt. Địa bàn quần cư ở thế kỷ X – XV địa bàn ở bắc Biển Hồ, kết hợp giới thiệu tranh ảnh về đất nước con người Cam-pu-cia, giới thiệu Ăng-co Vát.

    + GV nhấn mạnh những biểu hiện phát triển thịnh đạt của thời Ăng-co về mọi mặt.

    – GV nêu câu hỏi: Nêu những nét phát triển độc đáo về văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia?

    – HS trả lời.

    – GV nhận xét, chốt ý: Người dân Cam-pu-chia đã xây dựng một nền văn hóa riêng hết sức độc đáo.

    + Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

    + Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

    + Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.

    * Hoạt động 3: Tìm hiểu Vương quốc Lào.

    – GV giới thiệu trên bản đồ về vị trí của Vương quốc Lào và những nét cơ bản về địa hình: Đất nước Lào gắn liền với sông Mê Công, con sông vừa cung cấp nguồn thủy văn dồi dào, trục đường giao thông quan trọng của đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất về địa lý. Có đồng bằng ven sông, tuy hẹp nhưng màu mỡ.

    – GV nêu câu hỏi: Thời kỳ thịnh vượng nhất của Vương quốc Lan Xang vào thời kỳ nào? Những biểu hiện của sự thịnh vượng.

    – HS trả lời.

    – GV nhận xét, chốt ý.

    – GV trình bày: Đến đầu thế kỷ XVIII, Lan Xang suy yếu và bị Xiêm chiếm biến thành một tỉnh, sau trở thành thuộc địa của Pháp năm 1893.

    * Hoạt động 4: Tìm hiểu văn hóa của Vương quốc Lào.

    – GV nêu câu hỏi: Những nét chính về văn hóa của Vương quốc Lào?

    – HS đọc SGK trả lời.

    – GV nhận xét, kết luận:

    + Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

    + Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú hồn nhiên.

    + Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng ở Viên Chăn.

    – GV kết hợp giới thiệu hình 24 trong SGK “Tháp Thạt Luổng” – Viêng Chăn (Lào).

    – GV nhấn mạnh: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tông giáo, văn học, kiến trúc.

    1. Vương quốc Cam-pu-chia.

    – Ở Cam-pu-chia, tộc người chủ yếu là Khơ-me.

    – Địa bàn sinh sống ban đầu là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyền Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công; đến thế kỷ VI, Vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.

    – Thời kỳ Ăng-co (802 – 1432) là thời ký phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia.

    + Họ quần cư ở bắc Biển Hồ.

    + Kinh đô là Ăng-co, được xây dựng ở tây bắc Biển Hồ.

    + Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.

    + Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

    + Chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực.

    – Văn hóa: Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

    – Kiến trúc, nồi tiếng nhất là quần thể Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.

    2. Vương quốc Lào.

    – Cư dân cổ chính là người Lào Tho7ng-chủ nhân của nền văn hóa đồ đá, đồ đồng, ngoài ra còn có người Lào Lùm.

    Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào, lên ngôi đặt tên nước là Lan Xang (triệu voi).

    – Thời kỳ thịnh vượng nhất là thế kỷ XV-XVII, dưới triều vua Xu-li-nha Vông-xa.

    – Những biểu hiện phát triển:

    + Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn; chia đất nước thành các mường đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

    + Buôn bán trao đổi với cả người châu Âu. Lào còn là trung tâm Phật giáo của Đông Nam Á.

    + Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.

    – Văn hóa:

    + Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

    + Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú hồn nhiên.

    + Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng ở Viên Chăn.

    Bình luận

Viết một bình luận