Lập ý cho đề văn phải trăng thật thà là cha dại

By Josephine

Lập ý cho đề văn phải trăng thật thà là cha dại

0 bình luận về “Lập ý cho đề văn phải trăng thật thà là cha dại”

  1. 2.    Dàn bài
    a.    Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?
    b.    Thân bài: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm rõ “thật thà” không phải là “cha dại” mà là đức tính tốt đem lại điều lành cho bản thân và mọi người.
    —    Giải thích câu tục ngữ: “Thật thà là cha dại”.
    + Thật thà (làm sao nói vậy, có gì nói thế,…) trái với dối trá (có ít nói nhiều, làm một đằng nói một nẻo,…). Thật thà là tính nết của con người biểu hiện trong các mối quan hệ xã hội (cùng với dũng cảm, dối trá, trung thành,…). Thật thà đồng nghĩa với chân thật, trung thực là những đức tính tốt của con người từ xưa đến nay, bộc lộ ở mọi mặt đời sống, trong dó có nhà trường (khi mắc lỗi tự nhận lỗi là thật thà; nhặt được của rơi đem trả người mất là thật thà; không quay cóp trong khi làm bài thi là thật thà,…).   
    + Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân; cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột (dại nhất là khi mắc lỗi tự nhận lỗi; dại nhất là nhặt được của rơi đem trả người mất; dại nhất là không quay cóp trong khi làm bài thi,…).
    + Nghĩa cả câu “Thật thà là cha dại”: dại nhất là thật thà.
    + Kinh nghiệm được đúc rút: Sống thật thà bất lợi cho bản thân. Từ đó suy ra bài học: cần biết sống khôn ngoan
    –    Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.
    + Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,…).
    + Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,… là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).
    + Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)
    c. Kết bài:
    –    Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.
    –    Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,…

    Trả lời

Viết một bình luận