Lấy ví dụ về quan niệm về đạo đức của Hồ Chí Minh

By Athena

Lấy ví dụ về quan niệm về đạo đức của Hồ Chí Minh

0 bình luận về “Lấy ví dụ về quan niệm về đạo đức của Hồ Chí Minh”

  1. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì. “Đức là gốc” vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Bởi người thật sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

    Trả lời
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội.

    Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

    Trả lời

Viết một bình luận