Lịch sử địa phương: Nhân dân Đồng Xoài chuẩn bị và tham gia kháng chiến chống thực dân pháp như thế nào

Lịch sử địa phương: Nhân dân Đồng Xoài chuẩn bị và tham gia kháng chiến chống thực dân pháp như thế nào

0 bình luận về “Lịch sử địa phương: Nhân dân Đồng Xoài chuẩn bị và tham gia kháng chiến chống thực dân pháp như thế nào”

  1. thực dân Pháp tiến hành chính sách khủng bố trong đồn điền cao su. Đời sống vật chất của công nhân cao su đồn điền Thuận Lợi bị hạ thấp, ăn không đủ no, lại bị mật thám theo dõi nên có giai đoạn phong trào đấu tranh tạm lắng xuống. Từ năm 1932, cùng với cả nước, phong trào cách mạng ở Đồng Xoài – Bà Rá bắt đầu được khôi phục. Khẩu hiệu đòi dân sinh, dân chủ trong đồn điền như đòi chủ sở không phát gạo mục, cá thối, không giảm lương của công nhân đã buộc chúng phải giải quyết những yêu sách chính đáng ấy. Thông qua những cuộc đấu tranh này, đội ngũ công nhân được củng cố, kinh nghiệm đấu tranh được tích lũy. Từ sau năm 1933, dân công – tra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vào ngày càng đông, anh em công nhân cũ xiết chặt hàng ngũ với anh em công nhân mới đoàn kết đấu tranh, làm cho phong trào càng mạnh, buộc chủ đồn điền phải hủy bỏ chế độ ăn chung, ở chung, phát gạo về nhà nấu ăn riêng.

    Trong năm 1936 Tỉnh ủy Thủ Dầu Một và Tỉnh ủy Biên Hòa được thành lập.

    Tháng 1/1937 Tỉnh ủy Biên Hòa, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một được Xứ ủy Nam Kỳ chuẩn y và công nhận chính thức.

    ngày 1/5/1938 dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân cao su đồn điền Thuận Lợi đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động công khai, hợp pháp, thu hút hàng ngàn công nhân tham gia.

    Ngày 4/5/1938, có 150 công nhân đồn điền cao su Thuận Lợi đã biểu tình.

    Giai đoạn 1939 – 1949: Cuộc chiến tranh thế giới thứ hại đã đặt nước ta vào tình hình mới

      Tháng 11/1939, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa I) đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.

    Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.

    Khởi nghĩa Nam Kỳ theo chỉ đạo của Xứ ủy nổ ra ngày 23/11/1940. Ở vùng Đồng Xoài – Bà Rá, tuy không có nổi dậy như các nơi khác, nhưng những tấm gương chiến đấu anh dũng của các chiến sỹ Nam Kỳ khởi nghĩa đã gây ảnh hưởng sâu sắc đối với quần chúng nhân dân. Ngày 12/12/1940, 4 chiến sỹ cách mạng bị giam cầm ở trại C của nhà từ Bà Rá nổi dậy giết 1 lính gác, lấy 1 súng và 5 viên đạn rồi bỏ trốn. Theo gương các chiến sỹ Nam Kỳ, công nhân cao su đồn điền Thuận Lợi đã tổ chức đấu tranh chống đế quốc và thực dân Pháp, đòi quyền dân sinh với các yêu sách như: hủy bỏ việc đánh đập, cúp phạt, không được trì hoãn việc trả lương, không được phát gạo mục, cá thối cho công nhân…

    Đầu năm 1944, công nhân cao su Đồng Xoài – Thuận Lợi hưởng ứng đợt tuyên truyền vận động của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một với nội dung: Việt Minh là yêu nước, ai yêu nước thì vào Hội cứu quốc, vào đội tự vệ đánh Pháp khỏi đất nước.

    Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp. Chính quyền phát xít Nhật thành lập ở Thủ Dầu Một tiến hành ba chủ trương tàn bạo ở địa phương là: cướp bóc về kinh tế, chia rẽ về chính trị, tiến công về quân sự. Tình cảnh khốn quẫn đó đã làm cho nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một nói chung, nhân dân Đồng Xoài nói riêng càng sục sôi tinh thần cách mạng, được Đảng Cộng sản giáo dục và tổ chức, đã vùng lên đánh đổ phát xít Nhật và tay sai để giành lại đất nước. Điển hình cho cao trào chống Nhật cứu nước của vùng Đồng Xoài – Bà Rá là cuộc nổi dậy “Tự giải thoát” của 200 tù chính trị ở nhà tù Bà Rá vào lúc 7 giờ ngày 10/3/1945. Cuộc “Tự giải thoát” đã thành công nhờ có sự chuẩn bị từ trước , lại nhân cơ hội Pháp bỏ chạy, binh lính Nhật (1 đại đội) mới đến, chưa kịp cai quản. Ngoài việc tự giải thoát, các đồng chí còn vận động binh lính người Kinh, người dân tộc và người Pháp bỏ trại và giấu súng. Sau khi ra khỏi tù, các đồng chí đã tổ chức một cuộc mittinh bên bờ sông Bé gồm 40 người, trong đó có các đồng chí Nguyễn Thành A, Hồ Văn Phúc, Trương Văn Bang, Liên, Giáo, Nữ, Xuân, Hồng, Thơm… Tại cuộc mittinh đồng chí Nguyễn Thành A thay mặt đoàn đọc bản tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh và nhắc nhở mọi người khi về tỉnh nhà hãy góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

    Đến tháng Tám năm 1945, nhân dân Đồng Xoài – Bà Rá sãn sàng đứng lên tham gia cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quyền trong phạm vi cả nước.

    Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện. Ngày 20/8/1945, Tỉnh ủy họp quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh và cơ sở. Hội nghị đề ra: ngày 25/8 giành chính quyền ở Thị xã. Các thị trấn, đồn điền cao su đồng thời tiến hành hoặc sớm hơn tùy theo điều kiện từng nơi. Trong hai ngày 24 và 25 ta giành chính quyền ở Bến Cát, Bà Rá, Hớn Quản không khó khăn gì. Các đồn điền cao su cũng giành chính quyền nhanh gọn.

    Tại đồn điền Thuận Lợi, Ủy ban kháng chiến hành chính ra đời và dấy lên phong trào mới trong công nhân. Dựa vào chính sách 10 điểm của Mặt trận Việt Minh, tại đồn điền Thuận Lợi chính quyền cách mạng đã tịch thu các kho gạo, thực phẩm để phân phát cho công nhân cứu đói trong khi Sở còn ngưng sản xuất.

    Cùng với việc thành lập chính quyền cách mạng, các hội cứu quốc ở đồn điền Thuận Lợi cũng lần lượt ra đời. Anh Nguyễn Đình Kính là công nhân cao su đứng ra lập Đoàn Thanh niên Tiền phong và làm thủ lĩnh, quy tụ được đông đảo người tham gia. Họ tự trang bị gươm giáo, gậy tầm vông vót nhọn làm vũ khí thô sơ, hăng hái luyện tập quân sự…Chị Mai làm đoàn trưởng phụ nữ cứu quốc, vận động được nhiều chị em tham giá. Hai đoàn thể này là lực lượng cách mạng, trong đó Đoàn Thanh niên Tiền phong giữ vai trò nòng cốt bảo vệ đồn điền dưới sự điều hành của Ủy ban kháng chiến hành chính Thuận Lợi.

    Sau khi hoàn thành việc giành chính quyền về tay nhân dân, cùng với công nhân cao su, các đội “Việt Nam mới” của đồng bào dân tộc các huyện phía Bắc tỉnh Thủ Dầu Một, đồng bào dân tộc Đồng Xoài – Bà Rá với vũ khí thô sơ cũng về tham gia cướp chính quyền ở Thị xã Thủ Dầu Một.

    Cách mạng tháng Tám thắng lợi đưa dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Lần đầu tiên sau gần 100 năm thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Đồng Xoài được sống trong độc lập tự do.

    Bình luận
  2. -Thực dân Pháp tiến hành chính sách khủng bố trong đồn điền cao su. Đời sống vật chất của công nhân cao su đồn điền Thuận Lợi bị hạ thấp, ăn không đủ no, lại bị mật thám theo dõi nên có giai đoạn phong trào đấu tranh tạm lắng xuống

    -Mốc chính: 

       +Từ năm 1932, cùng với cả nước, phong trào cách mạng ở Đồng Xoài – Bà Rá bắt đầu được khôi phục

        +Từ sau năm 1933, dân công – tra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vào ngày càng đông

         +Trong năm 1936 Tỉnh ủy Thủ Dầu Một và Tỉnh ủy Biên Hòa được thành lập.

       +Tháng 11/1939, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa I) đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.

         +Khởi nghĩa Nam Kỳ theo chỉ đạo của Xứ ủy nổ ra ngày 23/11/1940. Ở vùng Đồng Xoài – Bà Rá

    Bình luận

Viết một bình luận