Liên hệ bản thân,cần làm gì để bảo vệ cây?

Liên hệ bản thân,cần làm gì để bảo vệ cây?

0 bình luận về “Liên hệ bản thân,cần làm gì để bảo vệ cây?”

  1. Đáp án:

    không vứt rác bừa bãi

    không xả nước bẩn xuống ao hồ

    không bẻ cây xanh

    nhà cửa, lớp học, trường học phải sạch sẽ, thoáng mát.

    Giải thích các bước giải:

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Giải thích các bước giải:

    Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, tạo sinh kế đồng thời là nơi sinh sống của thực vật, động vật trong đó có con người và giữ gìn bầu không khí trong lành.

    Trước mức độ ô nhiễm môi trường toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng, rừng được ví như là “lá phổi của trái đất”. Phá rừng và suy thoái rừng do khai thác gỗ vì mục đích thương mại, cháy rừng và khai thác gỗ làm chất đốt đã thải ra khoảng 20% khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.

    Lợi ích của rừng

    Được coi là một trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng cung cấp nhiều sản vật phục vụ cuộc sống, như: gỗ, củi đốt, nhựa cây, nguyên liệu làm giấy và cây thuốc… Rừng góp phần duy trì chất lượng và nguồn nước sạch. Hơn ¾ lượng nước sạch trên trái đất bắt nguồn từ rừng. Chất lượng nước suy giảm cùng với sự suy giảm chất lượng và diện tích che phủ của rừng, thiên tai như lũ lụt, lở đất và thoái hóa đất đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái đất.

    Điều ít người nghĩ đến là những sản phẩm và dịch vụ do rừng đem đến lại thực sự cần thiết và hiện hữu trong từng hoạt động của đời sống. Rừng điều hòa nước các dòng sông trên thế giới, đảm bảo chất lượng nước, cung cấp gần một nửa lượng nước cho các thành phố lớn nhất nhì thế giới, từ thủ đô Caracas của Venezuela tới thành phố New York của Mỹ.

    Thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

    Một điều rất rõ rằng rừng đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu; rừng lưu giữ cacbon và hấp thụ CO2 từ không khí.

    Đa dạng sinh học

    Với đặc điểm là hệ sinh thái trên cạn có tính đa dạng sinh học cao bậc nhất, rừng là nơi trú ngụ của hơn một nửa số sinh vật trên cạn, từ loài linh trưởng khổng lồ tới những sinh vật bé nhỏ nhất.

    Kinh tế và sinh kế

    Rừng là nơi cư trú và đảm bảo sinh kế cho khoảng 60 triệu người dân bản địa, đồng thời góp phần tạo sinh kế cho trên 1,6 tỷ người trên trái đất.

    Các sản phẩm và đa dạng sinh học

    Những lợi ích có được từ rừng thậm chí còn vượt xa sự mong đợi. Tại các quốc gia đang phát triển, hơn 80% tổng năng lượng tiêu thụ trong sinh hoạt và sản xuất bắt nguồn từ rừng, cụ thể như củi đun, than. Buôn bán gỗ và các sản phẩm từ rừng ước tính đạt 330 tỷ đô la Mỹ/năm. Những lợi ích và giá trị do rừng đem lại được nhân lên trong vô số sản phẩm sử dụng hằng ngày trên thế giới. Việc sử dụng đa đạng di truyền từ rừng sẽ thúc đẩy quá trình nghiên cứu và chế tạo các loại thuốc mới, thúc đẩy tiến bộ trong khoa học và y tế.

    Những con số

    Rừng chiếm 31% diện tích đất tự nhiên, đồng thời là nơi cư trú của 80% các loài sinh vật sống trên cạn. Rất nhiều sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng đang sống trong rừng. Bên cạnh đó, rừng còn là nơi cư trú của trên 300 triệu người trên toàn thế giới.

    Ngày Môi trường thế giới và Rừng

    Không chỉ là nơi sinh sống của thực vật, động vật trong đó có con người, rừng còn góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ tính riêng năm 2005, việc kinh doanh các sản phẩm của rừng ước đạt 379 tỷ đô la Mỹ. Do đó, mất rừng và mất kiểm soát trong việc ngăn chặn vấn nạn mất rừng không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, sự sống và cộng đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế trên thế giới.

    Điều đáng lo ngại hơn nữa, hằng năm, khoảng 13 triệu ha rừng bị mất đi. Vì lẽ đó, rừng được lựa chọn là chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2011 nhằm mục đích khuyến khích việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, đồng thời cũng hưởng ứng sáng kiến Năm Quốc tế về Rừng do Liên hợp quốc phát động.

    Chúng ta đang làm gì?

    Tháng 9 năm 2008, Liên hợp quốc đã triển khai Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua giảm mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển (REDD).

    Chương trình được xây dựng dưới sự phối hợp và giám sát của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nhằm mục tiêu hỗ trợ các nước đang phát triển tổ chức và triển khai chiến lược REDD+ ở quy mô quốc gia.

    Chương trình hiện có 29 nước tham gia, từ châu Phi, châu Á-Thái Bình Dương và châu Mỹ La tinh. REDD+ được coi là một trong những sáng kiến hiệu quả nhất về mặt kinh tế nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần chặn đứng nguy cơ nhiệt độ trái đất tăng lên 2oC.

    Bạn có thể làm gì?

    Cách nhanh chóng và đơn giản nhất lúc này là hãy giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của rừng thông qua việc chia sẻ thông tin trên trang Web của Ngày Môi trường thế giới (http://unep.org/wed), tổ chức hoặc tham gia các hoạt động bảo vệ rừng hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.

    Các quốc gia nên xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích sử dụng rừng một cách bền vững; xây dựng các vành đai bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng và khuyến khích tái tạo rừng tại các khu vực bị hoang hóa.

    Các công ty tư nhân có cơ hội để đầu tư vào “nền kinh tế xanh”, bên cạnh đó xây dựng ý thức trách nhiệm xã hội cho người tiêu dùng. Hãy trở thành người tiên phong trong việc chuyển hướng các chính sách của công ty tới nền kinh tế tăng trưởng bền vững!

    Cộng đồng cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc giám sát độc lập các tổ chức có liên quan đến rừng, nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng và hưởng ứng các sáng kiến bảo vệ rừng.

    Cũng như các công ty tư nhân, mỗi cá nhân cũng có thể trở thành người tiêu dùng thông thái thông qua việc chọn mua các sản phẩm được chứng nhận bảo vệ môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc khi mua các vật dụng, đồ gỗ, giấy hay bất kỳ sản phẩm nào, bạn hãy kiểm tra liệu sản phẩm đó có đảm bảo tiêu chí thân thiện với môi trường hay không, xem sản phẩm đã được dán nhãn sinh thái hay chưa.

    Điều quan trọng hơn cả, bảo vệ rừng không chỉ là một hành động đơn lẻ mà phải là chuỗi hành động có tính thường xuyên, liên tục và lâu dài với mục tiêu thay đổi phong cách sống.

    Phong cách sống mới của bạn đòi hỏi bạn phải luôn ý thức được vai trò của rừng trước mỗi sự lựa chọn, mỗi quyết định tiêu dùng và từng hành động cụ thể./.

    Bình luận

Viết một bình luận