Liên hệ ình hình ở Việt nam so với Nhật bản ở cuối tk 19.

Liên hệ ình hình ở Việt nam so với Nhật bản ở cuối tk 19.

0 bình luận về “Liên hệ ình hình ở Việt nam so với Nhật bản ở cuối tk 19.”

  1. Tình hình ở Việt nam so với Nhật Bản ở cuối TK XIX:

    – Đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, chế độ phong kiến lạc hậu

    – NB đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây – VN thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ở Nam Kì.

    – Đều đưa những cải cách, canh tân đất nước. Nhưng ở NB thực hiện được còn VN thì không (đây là điểm khác)

    Bình luận
  2. Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:

    * Về kinh tế:

    – Nông nghiệp:

    + Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

    + Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

    – Công nghiệp:

    + Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

    + Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

    * Về xã hội:

    – Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

    * Về chính trị:

    – Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

    – Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

    ⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn:

    + Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.

    + Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

    Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:

    Đêm 31/8/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở toàn Việt Nam.

    + về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực.

    + về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất (1897 – 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy Việt Nam là trọng điểm.

    Tư bản Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (lập các đồn điền cao su, cà phê, chè…) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than, sẳt, thiếc, vàng…) để thu lợi nhuận nhiều và nhanh. Tư bản Pháp xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến; độc quyền ngoại thương. Ngân hàng Đông Dương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân; thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi.

    Kết quả là nền kinh tế nước ta có sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp.

    + về văn hoá, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc.

    Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thông tin tiến bộ từ bên ngoài.

    Bình luận

Viết một bình luận