Liên hệ tình hình việt nam vùng với thời điểm Cuối thế kỉ 19

By Ayla

Liên hệ tình hình việt nam vùng với thời điểm
Cuối thế kỉ 19

0 bình luận về “Liên hệ tình hình việt nam vùng với thời điểm Cuối thế kỉ 19”

  1. Tình hình chính trị – Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

    Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền[sửa | sửa mã nguồn]

    Nhân nội bộ Tây Sơn suy yếu, hằng năm đến mùa gió đông – nam, Nguyễn Ánh đem thuỷ binh tiến ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn.

    Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 – 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Gia Long huy động nhiều cánh quân thuỷ – bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quan Toản vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.

    Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

    Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long – niên hiệu của Nguyễn Ánh).

    Các năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.

    Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh, đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình và các địa phương.

    Về quan hệ ngoại giao,các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược Việt Nam.

    Trả lời
  2. Kinh tế dưới triều Nguyễn

    Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì.

    Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong.

    Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy, chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân.

    Ở các tỉnh phía bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng. Lụt lội, hạn hán xảy ra luôn. Thời Tự Đức, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp đê càng khó khăn hơn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu: “Oai oái như phủ Khoái xin cơm”. Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy.

    Về công thương nghiệp, theo đà phát triển của các thế kỉ trước, công thương nghiệp có điều kiện phát triển thêm. Nhà Nguyễn thành lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

    Thợ đóng tàu nước Việt Nam có tay nghề khá cao, biết ứng dụng kĩ thuật châu Âu. Một người Mĩ đến Việt Nam năm 1820 nhận xét: “Người Việt Nam là những thợ đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình với kĩ thuật hết sức chính xác” [cần dẫn nguồn].

    Ngành khai thác mỏ được mở rộng. Cả nước có hàng trăm mỏ được khai thác (các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm, chì, diêm tiêu…). Nhưng cách khai thác còn lạc hậu, các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.

    Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như làng Bát Tràng (Hà Nội), làng đúc đồng Ngụ Xã (Hà Nội), làng dệt lụa Vạn Phúc (Hà Tây), Bảo An (Quảng Nam)… Nhưng hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

    Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi. Ngoài các thành thị nổi tiếng trước kia như Hà Nội, Phú Xuân (Huế), Gia Định, nhiều thị tứ mới xuất hiện rải rác ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.

    Một thuyền trưởng người Pháp đến Hội An năm 1819 nhận xét: “Hội An chỉ có một đường phố nhưng rất dài. Nhà cửa đều xây bằng gạch. Gian trước bày bán hàng hoá, gian sau là kho hành kín đáo. Hàng hoá vận chuyển đến Hội An rất thuận lợi nhờ có nhiều kênh đào” [cần dẫn nguồn].

    Theo Trịnh Hoài Đức, “Thành phố Mỉ Thơ nhà ngói cột chạm, ghe thuyền tấp nập, phồn hoa huyên náo, thực là một nơi đại đô hội”. Ở Sa Đéc, “phố chợ thẳng bờ sông, nhà cất liền nhau kéo dài 5 dặm. Dưới sông, nhà bè đậu thẳng hàng, bán đủ các thứ tơ lụa Nam – Bắc, dầu mỡ, than củi, tre mây, mắm muối. Trên bờ sông buôn bán tấp nập, hàng hoá choá mắt, thật là một nơi phồn hoa danh thắng vậy”.

    Dưới triều Nguyễn, thuyền buôn các nước Xiêm, Mã Lai, nhất là Trung Quốc, thường xuyên sang Việt Nam mua bán hàng hoá. Các vua Nguyễn cũng nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Singapore, Philippines, Xiêm, Nam Dương bán gạo, đường, các lâm sản… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí…

    Tàu buôn phương Tây (Bồ Đào Nha, Pháp, Mĩ) cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam. Nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

    Trả lời

Viết một bình luận