Liên hệ với Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay? Lịch sử 9 Mọi người giúp mik vs

Liên hệ với Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay?
Lịch sử 9
Mọi người giúp mik vs

0 bình luận về “Liên hệ với Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay? Lịch sử 9 Mọi người giúp mik vs”

  1. 1. Phát triển nguồn nhân lực: Nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao và tạo ra những biến đổi về chất trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội (trước hết là hoạt động sản xuất vật chất). Đó là quá trình sử dụng năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh của con người để tạo ra và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với giá trị truyền thống của dân tộc để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, công cuộc CNH, HĐH đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.

    Ở Việt Nam, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (7-1994) đã thông qua đường lối CNH, HĐH đất nước. Đảng ta xác định: Trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN, CNH, HĐH là phương tiện, phương thức để đạt đến mục tiêu vì cuộc sống hạnh phúc ngày càng tốt đẹp, vì sự giải phóng và phát triển toàn diện của con người. Hiện nay, CNH, HĐH được xác định là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân; là con đường duy nhất để “rút ngắn” quá trình phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước trên thế giới. Là một nước còn nghèo với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, CNH, HĐH đối với Việt Nam là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

    Theo lý luận về “Hệ thống sản xuất lấy con người làm trung tâm” thì nguồn lao động luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội[1]. Nguồn lực quý báu, quan trọng nhất, quyết định sự phát triển và phồn thịnh của các quốc gia, cộng đồng trên thế giới không còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà là “nguồn nhân lực” với phẩm chất, tầm nhìn, kiến thức, kỹ năng cao. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực bao gồm cả số lượng và chất lượng dân số, do đó phát triển nguồn nhân lực thực chất là liên quan tới cả hai khía cạnh trên. Tuy nhiên, hiện nay đối với thế giới và đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì vấn đề nổi lên gay gắt là chất lượng dân số.

    Do đó, các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong những thập niên gần đây chủ yếu tập trung vào nguồn nhân lực, tức chủ yếu tập trung vào vốn nhân lực (được hiểu là lực lượng lao động có kỹ năng) [2]. Đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) được xem là nguồn lực chính, nhân tố quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế -xã hội và quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác[3]. Tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, còn tri thức và sức sáng tạo của con người là vô hạn. Con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế -xã hội, là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự phát triển thần kì. Tri thức – sản phẩm trí tuệ của con người được xem là nguồn tài nguyên lớn và quý báu nhất của nền kinh tế tri thức, là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững và là yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của quốc gia. Hiền tài, nhân tài và lao động trí thức đã trở thành một lực lượng sản xuất mới, giữ vai trò quyết định hơn cả vốn và tài nguyên.

    Nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, nhà tương lai Mỹ Avill Toffer cho rằng “tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên” [4]. Vì vậy, con người được xem là một “tài nguyên đặc biệt” và nguồn lực của sự phát triển và “phát triển tài nguyên con người” (Human resources development) trở thành vấn đề quan trọng nhất trong phát triển, vừa có tính chất “mục đích” vừa có tính chất “phương tiện”. Theo GS. Thurow [5] thì “sự khác biệt nhất trong cạnh tranh kinh tế trước đây và thời đại ngày nay là ở chỗ con người đang tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vũ khí cạnh tranh quyết định ở trong thế kỷ XXI là giáo dục và kỹ năng của người lao động” [6]. Truyền thống Việt Nam cũng đã xác định “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: từ thực tiễn diễn ra trong lịch sử đương thời, Thân Nhân Trung đã có câu nói bất hủ khi viết bài ký Đề tên Tiến sĩ Khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại bảo thứ 3 (1442): “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Lời văn bất hủ của Danh sĩ Thân Nhân Trung từ hơn nửa thiên niên kỷ trước vẫn còn giá trị to lớn với chúng ta hôm nay và mai sau.

    Trong xu thế phát triển nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là NNLCLC ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: (1) Áp dụng công nghệ mới, (2) Phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là NNLCLC – tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn – vốn con người, vốn nhân lực” (the human capital). Giữa nguồn lực con người (NLCN), vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, KHCN…có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

    So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế – xã hội [7]. Lực lượng nhà khoa học và quản lý trình độ cao là nguồn tài nguyên nhân lực chủ chốt cho phát triển kinh tế tri thức và cạnh tranh mỗi quốc gia.

    Chiến lược CNH, HĐH đất nước cần dựa vào sự dẫn dắt, thực hiện của các nhà khoa học và quản lý trình độ cao. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có NNLCLC, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, môi trường chính trị – xã hội ổn định. Mặt khác, các quốc gia có thể khắc phục sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ thông qua con đường chuyển giao, nhập khẩu nhưng không thể nhập khẩu hay vay mượn được khả năng sáng tạo của con người. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới (đặc biệt là các quốc gia phát triển và mới nổi) đều chú trọng thu hút, đào tạo, đãi ngộ nhân lực khoa học và quản lý trình độ cao.

    Là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH nên phát triển nguồn nhân lực được xem là một yếu tố có tính chiến lược then chốt nhất cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và CNH, HĐH nói riêng. Quá trình CNH, HĐH diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp là do quy định của nhiều yếu tố, trong đó, trước hết và chủ yếu tùy thuộc vào năng lực của con người, vào chất lượng của NLCN. Phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực và đầu tư, chăm lo cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững, bảo đảm sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia và là chìa khóa của sự phát triển bền vững.

    Nhật Bản là một thí dụ: sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, nước Nhật bị tàn phá, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, kinh tế kiệt quệ, khoảng 80 vạn người dân thiếu gạo (ăn khoai, sắn…). Nhưng sau đó kinh tế Nhật Bản phục hồi nhanh chóng (1945 –1654) và phát triển với tốc độ thần kỳ (1954 –1973), trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ. Đó chính là kết quả của việc phát huy tối đa vai trò nguồn lực trong sự phát triển đất nước. Bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành công trong quá trình phát triển của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs) ở châu Á cho thấy: người ta không chỉ chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới hoặc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mà vấn đề then chốt hơn cả là biết khơi dậy và phát huy năng lực trí tuệ và sức sáng tạo to lớn của con người.

    Vì vậy, để thực hiện thành công CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (HNQT), cần phát triển nhanh NNLCLC, nhất là nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đào tạo và phát triển NNLCLC đang là một trong những vấn đề trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia, trong đó giáo dục và đào tạo đóng vai trò chủ yếu. Phát triển NNLCLC có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn – kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo NNLCLC. Trọng tâm của đào tạo nhân lực phục vụ CNH, HĐH trước mắt là đào tạo khả năng về công nghệ, là “áp dụng công nghệ để tạo nên sự giàu có” kể cả “quản lý công nghệ”

    Bình luận

Viết một bình luận