LỜI CỦA CÂY Nhân vật chính của câu chuyện này là một cô bé tám tuổi ở cô nhi viện Pennsylvania. Cô bể rất khó gần và tính khí khó chịu đến nỗi bọn trẻ

LỜI CỦA CÂY Nhân vật chính của câu chuyện này là một cô bé tám tuổi ở cô nhi viện Pennsylvania. Cô bể rất khó gần và tính khí khó chịu đến nỗi bọn trẻ cũng lánh xa còn các giáo viên thì xẹm cô như một học sinh cá biệt. Trước đó, đã có hai cổ nhi viện khác tìm mọi cách chuyển cô bé đi. Giờ đây, lại một lần nữa, hiệu trưởng cũng đang tìm lý do để tổng khứ cô bé, chiều nọ, Một buổi một quy định nghiêm ngặt là bất kỳ lá thư nào của trẻ trong viện cũng phải được hiệu trưởng hoặc giáo viên quản lý khối xác nhận trước khi gửi đi. Cô bé đã bị phát hiện khi lẻn xuống cánh cổng chính và cẩn thận buộc chặt lá thư vào những cành cây vươn cao trên bức tường của viện. Hiệu trưởng không kỏi mừng thầm. có vẻ như cơ hội ấy cũng đã đến: Trong cô nhi viện có Cô bé vội vã leo xuống bức tường gạch. Lẽ dĩ nhiên là bức thư sẽ được mọi người nhìn tấy. Hiệu trưởng vội chộp lấy và xé mở bao thư. Bà lấy mẩu giấy, ra và nhanh ·chóng đọc. Bà đứng nhìn chằm chằm vào mảnh giấy, sững sở rồi củúi đầu. Tờ giấy viết: “Gửi đến ai tìm thấy được mảnh giấy này: Tôi yêu bạn.” (Trích Quà tặng từ trái tim, NXB Văn hóa Sài Gòn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Xác định các PTBĐ, phương thức nào là chính? Câu 3. Theo đoạn trích, tác giả đề cập đến vấn đề gì
Câu 4. Trong văn bản, tác giả kể về những nhân vật nào?
Câu 5. Từ văn bản trên em rút ra được bài học gì cho bản thân.
Câu 6. Em hãy viết suy nghĩ ngắn gọn về thông điệp trên mảnh giấy “Gửi đến ai tìm thấy được mảnh giấy này: Tôi yêu bạn

0 bình luận về “LỜI CỦA CÂY Nhân vật chính của câu chuyện này là một cô bé tám tuổi ở cô nhi viện Pennsylvania. Cô bể rất khó gần và tính khí khó chịu đến nỗi bọn trẻ”

  1. @Nie~

    Câu 1.

    -Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Tự sự.

    Câu 2.

    – Các phương thức biểu đạt có trong đoạn văn: tự sự, biểu cảm,miêu tả

    Câu 3.

    – Theo đoạn trích, tác giả đề cập rằng cô bé tám tuổi ở cô nhi viện có tính khí khó ở đến nỗi cô nhi viện muốn tìm mọi cách tống khứ cô bé đi.

    Câu 4.

    – Trong văn bản, tác giả kể về những nhân vật sau:

    _Cô bé tám tuổi ở cô nhi viện Pennsylvania.

    _Các giáo viên.

    _ Hiệu trưởng.

    Câu 5.

    – Từ văn bản trên, em rút ra bài học cho bản thân rằng hãy biết trao đi tình yêu để nhận lại hạnh phúc. Cuộc sống này sẽ trở nên vô nghĩa khi con người sống với nhau mà mất đi sự yêu thương. Có những người họ chỉ biết đi theo vòng xoay của cuộc sống xô bồ mà quên mất những người xung quanh cần được yêu thương. Như cô bé mồ côi ở trong truyện, từ nhỏ đã thiếu đi tình yêu của cha mẹ ruột nên tính khí cô bé không được tốt lắm những các giáo viên và hiệu trưởng vẫn tìm mọi cách để đuổi cô bé đi chứ không an ủi, không yêu thương để cô bé nhận ra cuộc sống này vẫn còn tươi đẹp lắm. Vì vậy đừng biến mình thành kẻ vô tâm giữa cuộc sống mà hãy cho đi để nhận lại hạnh phúc.

    Câu 6 

    – Thông điệp trên mảnh giấy muốn gửi đến chúng ta rằng tình yêu thương là một thứ quan trọng trong cuộc sống. Vì thế, chúng ta cần quan tâm đến những người khác để họ khôn giống như cô bé trong câu chuyện trên. Chúng ta hãy sống một cuộc đời tràn ngập hạnh phúc, cho đi để nhận lại tình yêu thương nhiều hơn. Đừng sống vô tâm, đừng sống trong sự căm ghét, hận thù..để rồi chết đi mà chẳng có ý nghĩa gì.

    Bình luận
  2. Câu 1: phương thức biểu đạt chính là tự sự.

    Câu 2:

    – Các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm,nghị luận. ( Tự sự là chính).

    Câu 3:

    – Tác giả đề cập đến vấn đề tình thương của con người trong cuộc sống ngày nay.

    Câu 4: 

    – Nhân vật: cô bé tám tuổi ở cô nhi viện Pennsylvania và bà cô hiệu trưởng cô nhi viện.

    Câu 5:

    – Bài học: Con người với nhau thì hãy thật chân thành yêu thương và cố gắng tìm hiểu để thấu hiểu được những tâm tư của họ. Trong cuộc sống ai cũng muốn có được tình yêu thương từ mọi người và không muốn bị xa lánh, cô độc nên hãy luôn dang tay đón nhận, tìm hiểu và thông cảm cho họ.

    Câu 6:

    Thông điệp: “Gửi đến ai tìm thấy được mảnh giấy này: Tôi yêu bạn.” Mọi người luôn khát khao có được tình yêu thương và với một đứa trẻ mồ côi luôn bị xa lánh thì càng mong muốn điều đó hơn mọi người. Họ không muốn ai thấy mình yếu đuối nhưng cũng không muốn bị xa lánh, cô độc. Họ tuy khác biệt với tất cả nhưng tình cảm, tấm lòng họ cao cả trên mọi điều. Dù bị dè bỉu, cô lập nhưng họ vẫn luôn yêu thương và không ghét mọi người vậy tại sao ta lại không chấp nhận họ? Hãy mở rộng tấm lòng và cố gắng tìm hiểu để đưa họ hoà nhập vào với cuộc sống của mỗi chúng ta.

    Bình luận

Viết một bình luận