Lớp 7 bài sự phát triển kinh tế và văn hóa tiếp theo vì sao giáo dục chưa phát triển

By Maria

Lớp 7 bài sự phát triển kinh tế và văn hóa tiếp theo vì sao giáo dục chưa phát triển

0 bình luận về “Lớp 7 bài sự phát triển kinh tế và văn hóa tiếp theo vì sao giáo dục chưa phát triển”

  1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội trong phát triển bền vững

    Trước đây người ta thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển, nên chạy theo chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thu nhập bình quân đầu người bằng bất cứ giá nào. Nhưng càng ngày người ta càng nhận ra rằng, tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển. Nói cách khác, ngày nay không thể chỉ chú ý đến tốc độ tăng trưởng mà còn phải quan tâm đến tính chất của tăng trưởng, tức là đạt được tăng trưởng bằng cách nào, những ai tham gia, thể chế nào được hình thành và những ai được hưởng lợi thành quả của sự tăng trưởng ấy?… Có những nước nhờ nguồn tài nguyên giàu có (dầu mỏ, kim loại quý hiếm…), ủy thác cho các công ty xuyên quốc gia khai thác, xuất khẩu và chia lời, nên thu nhập quốc dân tính theo đầu người tăng nhanh và đạt mức rất cao. Nhưng chỉ một tầng lớp nhỏ bên trên được hưởng lợi, đa số người dân vẫn nghèo đói vì sự tăng trưởng kinh tế nói trên không tác động đến phần còn lại của nền kinh tế quốc dân. Nguồn ngoại tệ thu được chảy vào các ngân hàng của các nước phát triển chứ không được tái đầu tư. Sự tăng trưởng kinh tế như vậy không thể coi là “sự phát triển”.

    Trong bài “ý nghĩa của sự phát triển” đăng trên Tập san Phát triển quốc tế (số 11, tháng 12-1969), Dudley Seers đã đặt câu hỏi: Điều gì đang xảy ra đối với sự nghèo khổ, thất nghiệp và sự bất bình đẳng? Nếu như cả ba vấn đề này trở nên ít nghiêm trọng hơn thì đó là nền kinh tế đang trải qua một thời kỳ phát triển. Nếu một hoặc hai trong các vấn đề trung tâm ấy trở nên xấu đi, đặc biệt, nếu cả ba cùng bị xấu đi mà coi kết quả đó là “phát triển” thì thật lạ lùng, ngay cả khi thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng lên. Như vậy, phát triển phải là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội.

    Tiến bộ và công bằng xã hội có nội dung rất rộng. Để minh họa mối quan hệ qua lại giữa tiến bộ và công bằng xã hội với tăng trưởng kinh tế, trong bài này chỉ xét một số chính sách xã hội chủ yếu, như dân số và việc làm, thất nghiệp, sự bất bình đẳng, an sinh xã hội.

    1 – Tăng trưởng kinh tế là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội.

    Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là chủ yếu dựa vào tăng số lượng các yếu tố “đầu vào”, như lao động giản đơn giá rẻ, vốn, đất đai, công nghệ thấp… thì không thể phát triển bền vững và cũng khó thực hiện tốt các chính sách xã hội. Những nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và chuyển lên nhóm nước phát triển trung bình, nếu cứ tiếp tục tăng trưởng theo chiều rộng thì sẽ đứng trước nguy cơ rơi vào cái gọi là “bẫy tăng trưởng” hay “bẫy thu nhập trung bình”. Nghĩa là tăng trưởng dựa vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giản đơn giá rẻ…, đến một lúc nào đó tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt; không đủ tài chính để đổi mới công nghệ và thiết bị; thu nhập thấp, nhưng lại không có điều kiện được đào tạo để nâng cao trình độ, không thể sử dụng công nghệ mới nên bị thất nghiệp, khiến người lao động bất bình. Những hiện tượng ấy trở thành lực cản quá trình phát triển tiếp theo.

    Phát triển bền vững đòi hỏi phải tăng trưởng theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng sức sản xuất của lao động xã hội, như nâng cao trình độ của người lao động, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức và quản lý sản xuất, tăng hiệu suất của tư liệu lao động và tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Nhờ đó tăng năng suất lao động xã hội tăng nhanh giá trị gia tăng, nên có nhiều sản phẩm và dịch vụ để nâng cao mức sống của nhân dân.

    Tăng trưởng kinh tế có tác động hai mặt đến việc thực hiện các chính sách xã hội. Một mặt, nó làm biến đổi cơ cấu ngành kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tạo ra nhiều việc làm. Mặt khác, do ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, nếu giáo dục đào tạo không đáp ứng kịp sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nhiều lao động giản đơn, tăng thất nghiệp nhưng lại thiếu lao động lành nghề. Hoặc là, tăng trưởng kinh tế theo cơ chế thị trường, diễn ra cạnh tranh gay gắt, vừa thúc đẩy sản xuất, vừa dẫn đến phân hóa hai cực: những người chiến thắng thu lợi nhuận cao sẽ giàu lên, những người thua cuộc sẽ nghèo đi, thậm chí bị phá sản, nảy sinh khoảng chênh lệch lớn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đòi hỏi nhà nước phải có sự điều tiết thu nhập để giảm bớt bất bình đẳng xã hội.

    2 – Các chính sách xã hội phù hợp là công cụ để phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

    Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, những chính sách xã hội năng động với thể chế hợp lý sẽ tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, giảm các xung đột lợi ích và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Thí dụ: Vào đầu thế kỷ XX, trong cơ cấu dân số của Thụy Điển số trẻ em, thiếu niên và thanh niên chiếm tỷ lệ lớn, nhưng do đất nước còn nghèo không thể tạo được nhiều việc làm, nên những người lao động trẻ đã di cư sang châu Mỹ, đe dọa sự ổn định xã hội. Chính phủ Thụy Điển đã nỗ lực cải thiện giáo dục, điều kiện lao động và tăng phúc lợi xã hội để hạn chế di cư. Nhưng về sau lại gặp một thách thức khác, khi tỷ lệ sinh giảm, dân số già nhanh chóng, đòi hỏi phải bảo đảm trợ cấp cho người cao tuổi và tăng nguồn lao động bằng cách thu hút phụ nữ gia nhập thị trường lao động và mở cửa cho lao động nhập cư.

    Ở Hàn Quốc, khi nền kinh tế đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 1997, mức bất bình đẳng thu nhập lại tăng cao. Hệ số Gini từ 0,3115 (năm 1985) giảm xuống 0,2847 (năm 1993) và được duy trì ổn định đến năm 1997 và lại tăng mạnh lên 0,3210 (năm 1999). Xu hướng này liên quan mật thiết với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện cải cách chính sách xã hội để có phúc lợi cho nhiều người hơn, như chương trình bảo hiểm lao động, gồm trợ cấp thất nghiệp và các kế hoạch đào tạo mở rộng đối tượng thụ hưởng. Các chính sách xã hội và cơ chế phúc lợi xã hội này đã giúp nền kinh tế Hàn Quốc phục hồi và tránh được những xung đột xã hội có thể xuất hiện sau khủng hoảng kinh tế.

    Có quan niệm sai lầm cho rằng, thực hiện các chính sách xã hội sẽ hút bớt một phần nguồn lực và làm cho việc đầu tư tập trung vào sản xuất bị giảm, dẫn đến hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thực tế thì ngược lại, việc thực hiện các chính sách xã hội chính là đầu tư vào nguồn lực con người. Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng phục vụ của sản xuất. Chính sách xã hội, như giáo dục, y tế, bảo hiểm… giúp cho con người có tri thức, có sức khỏe, có cuộc sống yên lành… sẽ làm tăng tính tích cực, sáng tạo, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách nâng cao thu nhập không những cải thiện mức sống của những người yếu thế mà còn kích cầu khả năng thanh toán, từ đó đẩy mạnh sản xuất.

    Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có lộ trình phát triển tương tự như ở Việt Nam cũng cho nhiều bài học thực tiễn sinh động trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội. Có thể khái quát thành những nội dung chính sau đây:

    Thứ nhất, vào thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường, để giải quyết những trở ngại về thể chế kinh tế theo kế hoạch, cản trở sự phát triển sản xuất, mục tiêu lúc ấy được xác định là tập trung giải phóng lực lượng sản xuất. Nhưng nếu tập trung quá nhiều vào tăng trưởng GDP, coi nhẹ các vấn đề xã hội sẽ cản trở đa số người hưởng lợi từ tăng trưởng này. Mức thu nhập thấp của số đông công chúng dẫn tới làm suy yếu dài hạn nhu cầu trong nước, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của lực lượng lao động. Cho nên, phát triển xã hội là điều kiện quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế và phải nhanh chóng chuyển từ chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế so với phát triển xã hội, sang thực hiện chủ trương phát triển hài hòa kinh tế và xã hội.

    Thứ hai, từ trong bối cảnh nghèo khó và chủ nghĩa bình quân chiếm ưu thế, cần khuyến khích những người, những vùng có điều kiện làm giàu trước. Nhưng khi kinh tế thị trường đã phát triển lại xuất hiện những nhóm lợi ích khác nhau được hưởng lợi khác nhau từ thành quả phát triển. Tăng trưởng kinh tế đạt được bằng sự tổn thất của một số nhóm xã hội và sự tăng tiến của nhóm xã hội khác ít hơn, xuất hiện tình trạng phân chia dân cư thành những nhóm có quyền lực lớn và những nhóm chịu thua thiệt. Mặc dù nhóm dân cư ưu thế có quy mô nhỏ nhưng lại thu lợi lớn hơn, họ có quyền lực trong tay và sở hữu những nguồn lực mạnh. Nhóm quyền lực này không chỉ có thể bảo vệ tốt lợi ích riêng của họ, mà còn phát huy ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách. Sự phân cực giàu – nghèo tăng nhanh, khiến cho nhóm người bị thiệt thòi cảm thấy tuyệt vọng, làm yếu cơ sở của sự ổn định xã hội. Vì thế, cần phải đặt ra mục tiêu bình đẳng hơn, công bằng hơn.

    Thứ ba, khi khu vực tư nhân và khu vực kinh tế hỗn hợp tăng lên, khu vực thuần túy quốc hữu bị thu hẹp lại, thì khoảng cách giàu – nghèo cũng mở rộng. Sự chênh lệch thu nhập thực sự giữa dân cư đô thị và nông thôn có khoảng cách lớn. Chính phủ phải sử dụng công cụ phân phối lại như là một đòn bẩy để điều tiết phân phối thu nhập quốc dân, làm thu hẹp khoảng chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

    Thứ tư, mới đầu cuộc cải cách kinh tế bắt đầu từ nông thôn vì nông thôn mới là nơi có đất đai và lao động. Càng về sau nông dân lại là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, quyền về đất đai của họ liên tục bị xâm phạm. Trong thời gian dài nông dân không được tiếp cận các dịch vụ công. Do đó, việc chuyển đổi hệ thống thể chế thống nhất giữa nông thôn và thành thị trở nên cấp bách, thúc đẩy sự thu hẹp khoảng cách nông thôn với thành thị, bảo đảm hài hòa về xã hội.

    Thứ năm, tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng nếu xuất hiện sự tụt hậu của văn hóa, chính trị, xã hội sẽ cản trở quá trình cải cách hệ thống kinh tế. Bởi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự thiếu vắng lòng tin và hệ thống an sinh xã hội nghèo nàn tạo ra khó khăn lớn, cản trở phát triển.

    Tóm lại, để phát triển bền vững nhất thiết phải tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

    Trả lời
  2. Trong bài “ý nghĩa của sự phát triển” đăng trên Tập san Phát triển quốc tế (số 11, tháng 12-1969), Dudley Seers đã đặt câu hỏi: Điều gì đang xảy ra đối với sự nghèo khổ, thất nghiệp và sự bất bình đẳng? Nếu như cả ba vấn đề này trở nên ít nghiêm trọng hơn thì đó là nền kinh tế đang trải qua một thời kỳ phát triển. Nếu một hoặc hai trong các vấn đề trung tâm ấy trở nên xấu đi, đặc biệt, nếu cả ba cùng bị xấu đi mà coi kết quả đó là “phát triển” thì thật lạ lùng, ngay cả khi thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng lên. Như vậy, phát triển phải là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội.

    Trả lời

Viết một bình luận