“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
-A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
– Ở đây thì chết mất.”
Viết 1 bài văn cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích trên
Mong mn giúp e vs ạ e sắp thi r ạ! Cảm ơn MN
A. Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Tô Hoài là cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Tên tuổi của ông đã được khẳng định trên văn đàn từ trước Cách mạng tháng Tám
– Giới thiệu tác phẩm: Năm 1952, Tô Hoài đi cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắo và. cho ra đời tập Truyện Tây Bắc. Trong đó đặc sắc nhất là truyện ngăn Vợ chồng A Phủ.
Nếu vấn đề: Mị bị bắt về làm dâu gán nợ, cuộc sống của Mị khi về làm dâu. Nhưng tâm trạng của Mị có thay đổi đó là đêm tình mùa xuân và tâm trạng đêm mà Mị thấy A Phủ bị trói ngoài sân.
B. Thân bài
– Mị trước đêm mùa xuân: Mị quen khổ rồi… Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu con ngựa. Càng ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi nơi xó cửa”.
+ Mị bị dày đoa chịu đến mức tê liệt về tinh thần; sống không niềm vui, hy vọng, không tương lai.
– Diễn biến tâm lí của Mị khi muốn đi chơi rồi bị A Sử trói đứng vào cột:
+ Tâm trạng Mị khi mùa xuân đến: Khung cảnh thiên nhiên rực rỡ “Hồng Ngài năm ấy gió rét dữ dội, cỏ gianh vàng ứng… Những chiếc váy xòe ra… như những con bướm sặc sỡ”. Bản làng rộn ràng tiếng hát, tiếng sáo gọi bạn tình đã khơi dậy ở Mị lòng ham sống, khát vọng được yêu thương, hạnh phúc. Tâm trạng Mị khi nghe tiếng sáo “thiết tha, bồi hồi…ngồi nhẩm thầm lời bát hát…” thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống trở lại. Tâm trạng ấy đầy mâu thuẫn: Mị “lén lấy hũ rượu uống ực từng bát một” để quên đi nỗi cay đăng trong lòng vì thấy cuộc sống bất hạnh. Mị đau khổ, muốn chết “Giá có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho đến chết”. Nhưng sau đó, “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng… Mị muốn đi chơi”. Mị bộc lộ tinh thần phản kháng và khát vọng hạnh phúc, tự do mãnh liệt trong cuộc đời tăm tối.
+ Tâm trạng Mị khi bị A Sử trói đứng vào cột: Mị quên đi tình cảnh thê thảm “như không biết mình bị trói”, chỉ sống với không khí của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân. Tôm trang: “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Mị ý thức về thân phận. Mị nghĩ đến có người bị trói cho đến chết “Mị sợ quá”. Mị muốn sống.
– Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm đông, cái đêm mà người đàn bà có tâm hồn như hoàn toàn tê dại ấy bất ngờ cứu thoát A Phủ và theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Mị có tinh thần phản kháng mạnh mẽ khi cởi trói cho A Phủ:
+ Sau đêm tình xuân ấy, Mị sống trong câm lặng. Trong những đêm đông, Mị thường xuống bếp sưởi lửa, hơ tay dù có bị A Sử đánh. Mị âm thầm gìn giữ ngọn lửa – sức sống mãnh liệt.
+ Lúc đầu, nhìn cảnh A Phủ bị trói, Mị dứng dung, vô cảm “thản nhiên thối lửa hơ lay”. Đêm sau, Mị “thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ”.
+ Mị cũng là điển hình cho sức phản kháng mạnh mẽ của con người, từ đau khổ tủi nhục của Mị tiêu biểu cho những người phụ nữ miền Tây Bắc trước Cách sức phản kháng mạnh mẽ của người dân miền núi, họ đã đứng lên để tự giải phóng cho muốn thoát khỏi vòng xiềng xích, muốn tự giải phóng mình. Hành động của Mị nói lên Mị thương người, cứu người cũng là cứu mình. Mị tìm thấy tự do và hạnh phúc. Ve vọng tự do troi dậy, Mị nương tựa vào A Phủ. Họ cùng nhau chạy trốn đến Phiêng Sa. nhà thống lí. Lòng thưrong mạnh hơn nỗi so nên Mị dũng cảm cắt dây trói cứu A Phủ. dồng cảm, thương xót, lo cho A Phủ và căm ghét.
C. Kết bài
Trong hai đêm đáng nhớ của đời Mị, diễn biến tâm lí của Mị hiện lên đầy phúrc tan thậm chí mẫu thuẫn. Trong tâm hồn người phụ nữ vùng cao Tây Bắc này luôn có hai trạng thái đối cue cùng tồn tại: phản kháng và cam chịu, ích kỉ và vị tha, lạnh lùng mà yêu thương. Các cặp mâu thuẫn ấy đan lẫn vào nhau. Các mặt đối cực ấy tranh chấp nhau, khiến cho tâm lí con người thường xuyên vận động.