Lý thuyết Câu 1: Em hãy nêu qui ước vị trí các hình chiếu và một số nét vẽ cơ bản mà em đã học? Câu 2: Thế nào là khối đa diện, khối hình hộp chữ nhật

Lý thuyết
Câu 1: Em hãy nêu qui ước vị trí các hình chiếu và một số nét vẽ cơ bản mà em đã học?
Câu 2: Thế nào là khối đa diện, khối hình hộp chữ nhật, khối lăng trụ đều và khối chóp đều?
Câu 3: Thế nào là khối tròn xoay, kể tên một vài khối tròn xoay mà em đã học?
Câu 4: Nêu trình tự và nội dung cần hiểu của bản vẽ chi tiết?
Câu 5: Nêu qui ước ren?
Câu 6: Hình cắt là gì? Tác dụng của hình cắt
Câu 7: Nếu nội dung bản vẽ nhà?
II.
Bài tập
Câu 1: Dạng đọc bản vẽ các khối hình học cơ bản
Câu 2: Dạng biểu diễn các khối hình học cơ bản

0 bình luận về “Lý thuyết Câu 1: Em hãy nêu qui ước vị trí các hình chiếu và một số nét vẽ cơ bản mà em đã học? Câu 2: Thế nào là khối đa diện, khối hình hộp chữ nhật”

  1. 2.
    – Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng.
    – Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật.
    – Hình lăng trụ đều được bao bởi các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
    – Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là 1 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
    3.
    – Hình trụ, hình nón
    4.
    * Trình tự:
    – Khung tên
    – Hình biểu diễn
    – Kích thước
    – Yêu cầu kĩ thuật
    – Tổng hợp
    * Nội dung cần hiểu:
    Khung tên
    – Tên gọi chi tiết
    – Vật liệu
    – Tỷ lệ
    Hình biểu diễn
    – Tên gọi hình chiếu
    – Vị trí hình cắt
    Kích thước
    – Kích thước chung của chi tiết
    – Kích thước các phần của chi tiết
    Yêu cầu kĩ thuật
    – Gia công
    – Xử lý bề mặt
    Tổng hợp
    – Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết
    – Công dụng của chi tiết
    5.
    * Quy ước (ren trục và ren lỗ):
    – Đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.
    – Chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.
    – Giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
    – Vòng đỉnh ren vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
    – Vòng chân ren vẽ hở bằng nét liền mảnh.
    6.
    – Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
    7.
    – Mặt bằng là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà, nhằm diễn tả vị trí, kích thước. Là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ.
    – Mặt đứng là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng hoặc cạnh, nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài.
    – Mặt cắt là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc đứng, nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

    Bình luận

Viết một bình luận