M.n giúp mk vs. Thanks
B1.Cho từ từ AlCl3 ( dư) vào Ca(OH)2
Cho từ từ ZnCl2 ( dư ) vào KOH
Cho từ từ ZnSO4 ( dư ) vào Ba(OH)2
Cho từ từ Al2(SO4)3 ( dư )vào Ba(OH)2
Nêu hiện tượng và viết PTHH
B2. Cho các chất rắn trắng: Al(OH)3, Mg(OH)2, MgCO3, NaOH, NaCl. Không dùng quá 2 thuốc thử, nêu cách nhận biết.
Đáp án:
Bài 1/
+) Cho từ từ AlCl3 (dư) vào Ca(OH)2
– Ban đầu không có kết tủa do lượng Ca(OH)2 dư.
– Đến khi có AlCl3 dư ta có kết tủa keo trắng.
PTHH: $2AlCl_3 + 4Ca(OH)_2 \to 3CaCl_2 + Ca(AlO_2)_2 + 4H_2O$
+) Cho từ từ ZnCl2 (dư) vào KOH
– Ban đầu không có kết tủa do lượng KOH dư.
– Đến khi có ZnCl2 dư ta có kết tủa keo trắng.
PTHH: $ZnCl_2 + 4KOH \to 2KCl + K_2ZnO_2 + 2H_2O$
+) Cho từ từ ZnSO4 ( dư ) vào Ba(OH)2
– Ngay khi cho hai dung dịch trên tác dụng với nhau đã sinh ra kết tủa trắng.
PTHH: $ZnSO_4 + Ba(OH)_2 \to Zn(OH)_2 + BaSO_4$
+) Cho từ từ Al2(SO4)3 ( dư )vào Ba(OH)2
– Ngay khi cho hai dung dịch trên tác dụng với nhau đã sinh ra kết tủa trắng.
PTHH: $Al_2(SO_4)_3 + 3Ba(OH)_2 \to 3BaSO_4 + 2Al(OH)_3$
Bài 2/ Al(OH)3, Mg(OH)2, MgCO3, NaOH, NaCl
– Hòa tan các chất trên vào H2O
+) Nhóm tan tạo dung dịch trong suốt là: NaOH, NaCl (nhóm 1)
+) Nhóm không tan: Al(OH)3, Mg(OH)2, MgCO3 (nhóm 2)
– Cho lần lượt từng chất nhóm 1 tác dụng với nhóm 2.
+) Cặp chất nào tan vào nhau tạo dung dịch trong suốt là Al(OH)3 (nhóm 1) và NaOH (nhóm 2)
+) Chất còn lại ở nhóm 1 là NaCl
+) Còn lại hai chất: Mg(OH)2, MgCO3.
– Tiếp tục cho tác dụng với dung dịch HCl
+) Có hiện tượng sủi bọt khí là: MgCO3, còn lại là Mg(OH)2
PTHH: $MgCO_3 + 2HCl \to MgCl_2 + H_2O + CO_2$