mai thi rồi trả lời nhanh giùm mình với: 1. Người ta dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? 2. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ? 3. Người Hi Lạp v

By Anna

mai thi rồi trả lời nhanh giùm mình với:
1. Người ta dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
2. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
3. Người Hi Lạp và Rô-ma có những đóng góp gì về văn hóa?
4.Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long

0 bình luận về “mai thi rồi trả lời nhanh giùm mình với: 1. Người ta dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? 2. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ? 3. Người Hi Lạp v”

  1. 1.

    Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau:

    – Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau.

    – Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

    – Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.

    => Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.

    2. khoảng 4000 năm TCN công cụ kim loại đã ra đời khiến năng suất lao động tăng, của cải làm ra nhiều, xã hội đã xuất hiện sự phân biệt giàu nghèo.  cuối cùng xã hội nguyên thủy tan rã

     

    3.

    – Lịch: Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.

    – Chữ viết: Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.

    – Các ngành khoa học cơ bản: 

    + Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí,…

    + Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v… Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.

    – Văn học: Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ,…

    – Kiến trúc, điêu khắc:

    Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô… Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.

    4.

    – Đời sống vật chất:

    + Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

    + Biết làm đồ gốm.

    + Biết trồng trọt, chăn nuôi.

    + Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

    – Về xã hội:

    + Tổ chức “bầy người nguyên thủy” đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

    + Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.

    Trả lời
  2. 1 Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, sử học gọi đó là tư liệu truyền miệng.- Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, sử học gọi đó là tư liệu hiện vật.- Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.

    2 Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ. Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.

    Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hương chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

    3 – Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính lịch.

    – Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.

    – Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.

    – Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng.

    – Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp), đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ.

    4

    – Đời sống vật chất:

    + Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

    + Biết làm đồ gốm.

    + Biết trồng trọt, chăn nuôi.

    + Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

    – Về xã hội:

    + Tổ chức “bầy người nguyên thủy” đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

    + Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.

    Trả lời

Viết một bình luận