mai thi Văn cấp vào 10 THPT xin dàn ý tiểu đội khổ 56
comment vào phần bình luận các bài văn bản trong chương trình lớp 9 ai đúng cho 10 tim hứa
mai biết đề ai đúng cho tym
mai thi Văn cấp vào 10 THPT xin dàn ý tiểu đội khổ 56
comment vào phần bình luận các bài văn bản trong chương trình lớp 9 ai đúng cho 10 tim hứa
mai biết đề ai đúng cho tym
I- Mở Bài
– Giới thiệu tác giả (Nhà thơ trong thời kì nào? Hay viết thể loại gì?…)
– Giới thiệu tác phẩm ( Sáng tác năm mấy? Trong hoàn cảnh hoặc thời kì nào?)
– Nêu vấn đề cần nghị luận (VD: Trong tác phẩm này, nhà thơ đã tập trung bút lực của mình thể hiện thành công hình tượng người lính qua…)
II- Thân Bài (Những ý trọng tâm):
Ý 1: Hiện thực khốc liệt, khó khăn trong thời kì chiến tranh
– Hình ảnh con đường ra trận đầy nguy hiểm, ác liệt bởi sự đánh phá của kẻ thù
– Hình ảnh chiếc xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước,… dấu tích của bom đạn, của những cung đường trắc trở, nguy hiểm.
Ý 2: Hình ảnh những người lính lái xe:
– Những người lính trong tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần dũng cảm băng qua tuyến đường Trường Sơn đạn bom, ác liệt.
– Những chàng trai hồn nhiên, lạc quan, tinh nghịch, yêu đời, thân thiết trong tình đồng đội, đồng chí.
– Họ có lòng yêu nước, lí tưởng chung vì dân tộc, vì miền Nam.
*Đánh giá tổng quát bài thơ ( Phần này là giống như là linh hồn của bài nghị luận dị á, kiểu như là cái ý nghĩa ấy)
*Nghệ Thuật:
– Lựa chọn những chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh mang đậm chất hiện thực.
– Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên đậm chất lính, nhịp điệu thơ sôi nổi, giọng điệu ngang tàn, trẻ trung, tinh nghịch.
III- Kết Bài:
-Thông qua tác phẩm này tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình về hình tượng người lính trên tuyến đường Trường Sơn,…=> Tác phẩm đã góp phần giáo dục chúng ta về lòng yêu nước…( hoặc là cái gì đó có liên quan tới tác phẩm).
=> Chính vì vậy, cho đến nay tác phẩm vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó.
*Góc dự đoán cho vui: Những Ngôi Sao Xa Xôi :>>>
Tham khảo ạ :
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Phạm Tiến Duật
– Giới thiệu tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.
– Giới thiệu khái quát về khổ thơ năm và sáu.
2. Thân bài
a. Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đây gió bụi, mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”
+ Hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường “bom giật, bom rung”, những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành “tiểu đội” – đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người).
+ Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới”.
+ Bên cạnh đó, giây phút gặp nhau ấy thật thú vị qua cái “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” – một cử chỉ thật thân thiện, cảm động.
b. Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt. Chúng ta hãy nghe Phạm Tiến Duật kể về những cái chung ấy:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.”
– Bếp Hoàng Cầm – hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau.
– Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: “chung bát đũa” là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn.
3. Kết bài
Hay nhất nhaa tks còn đề chính xác thì ko bt đâu nhó ..Chúc bạn thi tốt ạ