Mĩ dựng lên chính quyền ngô đình diệm nhằm

Mĩ dựng lên chính quyền ngô đình diệm nhằm

0 bình luận về “Mĩ dựng lên chính quyền ngô đình diệm nhằm”

  1. Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình
    Diệm làm công cụ thực hiện âm mưu biến miền
    Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ
    quân sự, làm bàn đạp tiến công ra Bắc, chia cắt
    lâu dài Việt Nam, đồng thời ngăn chặn chủ nghĩa
    cộng sản tràn xuống Đông Nam châu Á. Như
    vậy, mục tiêu đầu tiên mà Mỹ hướng tới đó chính
    là tạo ra một chế độ tay sai đủ mạnh, đủ sức tiêu
    diệt phong trào yêu nước và cách mạng ở miền
    Nam Việt Nam. Để cho chính quyền Diệm tồn
    tại, Mỹ đã không tiếc tiền của, cố vấn quân sự đổ
    vào miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn 1954-
    1960, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền ấy khoảng
    2 tỷ đô la, trung bình mỗi năm là 300 triệu đô la
    và tuyên bố rằng “cần phải biến miền Nam Việt
    Nam thành một phòng trưng bày của các chương
    trình viện trợ nước ngoài, một nơi mà dân chúng
    và các nước khác có thể xem tận mắt, toàn bộ
    hiệu quả của những nỗ lực Mỹ giúp các dân tộc
    khác tự phát triển” [18;108]. Số viện trợ của Mỹ
    đủ nuôi một bộ máy chính quyền phản động tay
    sai để đàn áp các cuộc đấu tranh hòa bình yêu
    nước của nhân dân miền Nam, chuẩn bị “lấp sông
    Bến Hải”. Với chiêu bài độc lập, tự do cùng với
    viện trợ tương đối dồi dào, Mỹ che đậy bộ mặt
    xâm lược thực dân mới của mình, giữ cho chế độ
    Sài Gòn trong những năm 1957 đến đầu năm
    1959 bề ngoài có vẻ ổn định, nhưng thực chất
    bên trong chứa đựng đầy rẫy những bất ổn.
    Song song với viện trợ về kinh tế, Mỹ ưu
    tiên xây dựng cho chính quyền Diệm một quân
    đội mạnh để đủ sức đàn áp nhân dân và phong
    trào cách mạng. Từ năm 1960 đến năm 1963, Mỹ
    đã xây dựng cho chính quyền Sài Gòn một quân
    đội hoàn chỉnh bao gồm các quân binh chủng:
    “Lục quân, từ 136.000 quân (1960) tăng lên
    196.357 quân (1963); Không quân, từ 4.600
    quân (1960) tăng lên 5.817 (1963); Hải quân, từ
    4.300 quân (1963) tăng lên 6595 (1963); Thủy
    quân lục chiến, từ 2000 quân (1960) tăng lên
    5.218 quân (1963); Bảo an, từ 49.000 quân
    (1960 tăng lên 75.909 quân (1963); Dân vệ, từ
    48.000 quân (1960) tăng lên 95.828 quân
    (1963)”[18; 180].

    Bình luận

Viết một bình luận