Miền nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của Mĩ Như thế nào ? Âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược ” chiến tranh đặc biệt của Mĩ “?
Tại sao ta chọn Tây Nguyên là trận mở đầu cuộc tổng tiến công xuân năm 1975
Miền nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của Mĩ Như thế nào ? Âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược ” chiến tranh đặc biệt của Mĩ “?
Tại sao ta chọn Tây Nguyên là trận mở đầu cuộc tổng tiến công xuân năm 1975
Âm mưu và thủ đoạn
– Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt”.
– Thủ đoạn:
+ Tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, đưa nhiều cố vấn quân sự vào miền Nam; tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại; sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”; mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng; phong toả biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Những thắng lợi trên mặt trận quân sự
– Trong những năm 1961 – 1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt của chúng.
– Đầu năm 1963, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) đánh bại cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy. Chiến thắng Ấp Bắc dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
– Trong đông – xuân 1964 – 1965, quân dân ta giành thắng lợi mở màn ở Bình Giã (Bà Rịa). Tiếp đó, giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước), làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Chọn Tây Nguyên là trận mở đầu cuộc tổng tiến công xuân năm 1975
Vì Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng.
Đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở nước ta, Tây Nguyên không chỉ là căn cứ địa, mà sẽ là bàn đạp, là nơi phát động những chiến dịch tiến công lớn của các binh đoàn chủ lực để tạo ra những đột biến có tính chất bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược”.
“Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ Việt Nam và Đông Dương”