mình ôn tập kt 1 tiết giúp mình vs
trả lời đầy đủ và chính xác giúp mình nhé
1 ) xã hội phong kiến châu âu có những giai cấp nào ? tầng lớp nào ?
2 xã hội phong kiến châu đc hình thành ntn ?
3 ) nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phát kiến địa lý ?
4) các cuộc phát kiến địa lý có tác dụng gì ?
5) quan hệ sản xuất tư bản đc hình thành ntn ?
6) nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng là gì ??
giúp mình vs mn
mn trả lời đầy đủ chính xác giúp mình nha
cảm mơn mn nhìu
c1Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến:
+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
– Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.
c2- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
– Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
– Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
c3- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
– Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.c4- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.
– Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương… và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.
– Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.
– Đưa lại hệ quả tiêu cực: chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.
1 ) Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến
– Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
– Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.
2 ) – Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt .
3 ) – Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
– Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
4 ) . – Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.
– Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương… và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.
– Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.
– Đưa lại hệ quả tiêu cực: chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen .
5 ) – Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành đó là:
+ Giai cấp tư sản, được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có. Họ nắm trong tay nguồn vốn, nhân công, ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.
+ Giai cấp vô sản, được hình thành từ những người nô lệ, nông nô bị tước đoạt ruộng đất trở thành lao động làm thuê trong các đồn điền, xí nghiệp, công xưởng.
– Mối quan hệ giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của giai cấp vô sản.
⟹ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
6 ) – Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến.
– Đề cao giá trị chân chính của con người, con người phải được tự do phát triển.
– Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.