(Mn giúp e với, e cảm ơn rất nhìu, e sẽ vote 5 sao cho câu trả lời nhanh nhất) Câu 1: Trong văn bản ” Chuyện người con gái Nam Xương ” theo em thông

(Mn giúp e với, e cảm ơn rất nhìu, e sẽ vote 5 sao cho câu trả lời nhanh nhất)
Câu 1: Trong văn bản ” Chuyện người con gái Nam Xương ” theo em thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh là gì ?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Kết thúc của truyện ” Chuyện người con gái Nam Xương ” là một kết thúc có hậu nhưng không phải có hậu như trong truyện cổ tích. Em có đống ý với nhận xét này không ? Vì sao ?
Câu 3: Sau khi học xong truyện ” Chuyện người con gái Nam Xương “( Nguyễn Dữ ), em có suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

0 bình luận về “(Mn giúp e với, e cảm ơn rất nhìu, e sẽ vote 5 sao cho câu trả lời nhanh nhất) Câu 1: Trong văn bản ” Chuyện người con gái Nam Xương ” theo em thông”

  1. Câu 1:

    Thông điệp qua cuộc hôn nhân: Hôn nhân không bình đẳng sẽ khó lòng có thể vượt lên trên bão giông. Nếu nửa kia quá đa nghi, quá nhiều khuyết điểm thì bên cạnh việc ta tự giữ mình thì ta cũng cần có sự rắn rỏi, mạnh mẽ để phản kháng, bảo vệ bản thân. Từng lời ăn, tiếng nói của ta  đều cần cẩn trọng nếu muốn hôn nhân chênh lệch ấy hạnh phúc. Một chút nghi ngờ, một chút niềm tin bị lung lay thì hạnh phúc sẽ mãi không trọn vẹn. Hãy biết trân trọng hạnh phúc và yêu thương chồng, người vợ của mình. Học cách lắng nghe và thấu hiểu thay vì chuyên quyền ,độc đoán. 

    Câu 2:

    Em không đồng tình vì dù Nguyễn Dữ cho Vũ Nương trở về nhân gian nhưng nàng trở về rồi lại phải tạm biệt, xa gia đình, chồng con, quê hương mãi mãi. Việc trở về rồi ra đi chỉ càng tô đậm thêm nỗi đau, tô đậm thêm hiện thực đó là con người không thể trở về với cuộc sống nếu như đã từng tan vỡ, từng đổ vỡ.

    Câu 3:

    Người phụ nữ trong xã hội xưa là kiếp người bé mọn, đáng thương. Từ hôn nhân cho đến đời sống, họ phải chịu vô vàn thiệt thòi. Như Vũ Nương, nàng được gì trong cuộc hôn nhân được đổi trác bằng tiền. Đồng thời, ta càng thấy xót xa cho kiếp hồng nhan bạc mệnh khi hạnh phúc gia đình thì ngắn ngủi bởi chiến tranh, bởi nghi kị. HỌ chẳng có tiếng nói riêng của mình và cũng chẳng thể đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của mình. Xã hội trọng nam khinh nữ đã chà đạp con người đến tận cùng của đau thương. 

    Bình luận
  2. C1: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh là:

    Một cuộc hôn nhân khi không sự mến mộ từ 2 phía thì nó sẽ mãi không hạnh phúc được, và đặc biệt khi đã kết hôn không tin tưởng đối tượng của mình thì cưới họ về làm gì? Để họ phải đau khổ là điều đáng trách (Sự chế độ phong kiến, không do phụ nữ quyết định, dù bạc đãi, đắng cay, phụ nữ vẫn phải chịu, hôn nhân khi không có cảm tình từ2 phía thì không nên lấy nhau để sau này phải ôm khổ riêng tư)

    C2: Em không đồng ý với nhận xét này. Vì cái kết của Vũ Nương chỉ được xét có hậu nếu xét về cổ tích, còn nếu xét về đời thực cái kết của cô hoàn toàn cay đắng không có hậu chút nào.

    C3: Suy nghĩ: Phụ nữ trong xã hội phong kiến thật sự quá thiệt thòi, luôn phải đối mặt với chế độ Nam Quyền. Lại còn phải chịu tủi nhục không thuộc về mình, quá đổi bi thương, chỉ có xa lìa cuộc sống mới là cách chứng minh sự trong sạch thì trong xã hội đó phụ nữ thật sự quá cay nghiệt không đáng giá.

    #chuc_ban_hoc_tot

    Xin ctlhn ạ

    Bình luận

Viết một bình luận