Mn GIÚP EM VỚI AH , EM DANG CẦN GẤP
Cảm nhận của anh chị về hình ảnh thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
“…Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ”
Qua những vần thơ mà Quang Dũng thể hiện, bức tranh thiên nhiên Tây Tiến được tái hiện với những nét vẽ vừa hùng vĩ, vừa dữ dội. Mỗi một địa danh xuất hiện trên trang viết lại mang tính chất rất đặc trưng.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến còn hiện lên với hình ảnh Sài Khao, Mường Lát với “sương lấp”, “đêm hơi” đã gợi ra sự bất lợi của điều kiện thiên nhiên. Phải sống và làm việc trong địa hình lúc nào cũng có sương phủ, hơi lạnh ắt hẳn người lính cũng phải chịu rất nhiều những khổ cực, gian nan. Động từ “lấp” đã cho thấy sự lấn lướt con người của màn sương nơi đây cũng như cho thấy được cái khó khăn cái lạnh giá nơi núi rừng.
Những khổ cực, gian nan ấy cứ kéo dài từ ngày này qua tháng đã làm cho những vất vả mà “đoàn quân mỏi” thêm phần nặng nề, khó khăn hơn nữa. Không chỉ gặp khó khăn điều kiện thời tiết mà chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến cũng rất trắc trở, gập ghềnh:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Câu thơ có sự xuất hiện của điệp từ “dốc” đã tạo nên cảm giác trúc trắc, vời vợi của chặng đường phía trước mà những người chiến sĩ phải vượt qua. Không những vậy, những khó khăn, trở ngại ấy lại như được tiếp nối khi địa hình được miêu tả với các đặc tính “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”. Đây là những từ láy tượng hình có kết cấu nhiều thanh trắc đã đặc tả sự hiểm trở của bước đường hành quân.
Con đường ấy không chỉ vừa cao vừa hun hút mà còn hiu hắt và vắng lặng đến vô cùng. Từ “ngàn thước” được lặp lại hai lần cùng với cặp từ tương phản “lên” – “xuống”. Cùng với nhịp thơ 4/3 đã khiến cho độ cao, độ sâu của địa hình thêm đậm nét. Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến còn hiện lên qua hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời” vừa gợi được độ cao của con dốc vừa gợi được cái tinh nghịch trẻ trung của người lính Tây Tiến.
Đứng trước độ cao của con dốc phóng tầm nhìn chẳng thấy gì ngoài mây trắng che phủ nhưng người lính không cảm thấy sợ hãi cũng không thấy mệt mỏi mà họ vẫn có thể nhìn thiên nhiên bằng con mắt yêu đời. Người lính hành quân vừa phải trải qua những đoạn đường trúc trắc, đứt gãy mà còn đối mặt với sự hiểm nguy, rợn ngợp của núi rừng và thú dữ:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Sự hùng mĩ mà đầy dữ dội của bức tranh thiên nhiên Tây Tiến còn thể hiện qua sự rình rập của cọp dữ, tiếng gầm thét của thác cao như muốn góp thêm phần mình vào những trở ngại để thử thách lòng dũng cảm của người lính. Nhưng dưới sự dữ dội có ẩn chứa những bất trắc như thế, người lính dù quả cảm đến như thế nào thì cũng có lúc họ đã trở nên đuối sức rồi “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Hình ảnh nhân hóa kết hợp với vòng thời gian “chiều chiều”, “đêm đêm” cho thấy sự khó khăn lặp đi lặp lại như một điều quen thuộc với người lính tây tiến. Và góp phần tạo được nhạc điệu cho dòng thơ, diễn tả được cái âm thanh của núi rừng bạt ngàn.
Thế nhưng, khi chứng kiến sự ra đi của những người anh hùng áo lính, núi sông Tây Bắc trong phút tiễn đưa các anh dù vẫn hùng thiêng, dữ dội nhưng lại gây một sự xúc động lớn lao trong lòng người vì tiếng thét gầm vang dội:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Có thể thấy sự ra đi của người chiến sĩ đã có sức rung động lớn lao đến thiên nhiên tạo vật. Rõ ràng, trong trí nhớ của những người lính, Tây Bắc là vùng đất có thiên nhiên rất đỗi kì vĩ, tráng lệ và gắn liền với từng chặng đường hành quân của các anh. Những gì các anh từng trải qua, những điều các anh từng cố gắng đều in dấu lên các sườn dốc, nẻo đường của vùng đất ấy….
Thế nên, có lẽ đối với các anh, bức tranh thiên nhiên Tây Tiến nơi đây dù không ít lần thử thách lòng dũng cảm, sự kiên nhẫn bởi sự hùng vĩ, dữ dội nhưng có lẽ nó cũng đỡ trở thành người bạn đường đồng hành cùng người chiến sĩ trong công tác chiến đấu. Do vậy, khi một trong số những “người bạn” của mình không may phải hi sinh thì vạn vật cũng tiếc thương khôn xiết.
Thiên nhiên Tây Bắc mĩ lệ và trữ tình
Viết “Tây Tiến”, Quang Dũng đồng thời đã phác họa nên trước mắt người đọc bức tranh về thiên nhiên của vùng đất này. Trong bức tranh ấy, có những đường nét mạnh mẽ, dữ dội như đã nói ở phần trên nhưng cũng có khi, thiên nhiên xuất hiện với vẻ đẹp dịu dàng, trữ tình:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Dòng thơ như vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh bao la rộng lớn của núi rừng. Không gian ấy như bị bủa vây bởi cơn mưa ngút trời. Nhưng nét độc đáo ở đây là cơn mưa ấy không gợi lên một không khí u ám mệt mỏi hay nặng nề hoang vắng mà ngược lại là một cảm giác thơ mộng, ấm áp. Bởi sự xuất hiện của hình ảnh “nhà”.
Mái nhà hiện lên trong tầm mắt của người chiến sĩ khi anh phóng tầm mắt ra khơi. Mái nhà ấy gợi biết bao nhiêu tình cảm. Đó chính là điểm tựa là động lực để người lính Tây Tiến chiến đấu – chiến đấu để bảo vệ những mái nhà hạnh phúc ấm êm. Đại từ “ai” càng khiến cho hình ảnh ngôi nhà như chìm sâu vào mộng ảo. Câu thơ toàn thanh bằng như một hơi thở nhẹ nhàng của người lính. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đã đủ tiếp sức cho người lính trên bước đường hành quân mệt mỏi này.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Nếu như trước đó, những câu thơ gợi nên sự trắc trở, gập ghềnh của chặng đường hành quân thì những câu thơ này đã làm thiên nhiên Tây Bắc như thơ mộng hơn khi nó xuất hiện cùng với hình ảnh bữa cơm ấm nồng nghi ngút khói, nếp xôi thơm lừng cả xóm thôn.
Chính những hình ảnh đó đã tạo ra không gian thật gần gũi, quen thuộc của cuộc sống giữa tình thân với những bữa cơm đầm ấm mà mỗi người lính Tây Tiến đã từng có nơi quê nhà. Đặc biệt, khi đưa tầm mắt ra xa để thấy thấp thoáng bóng dáng “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” thì người chiến sĩ như tìm được cho mình điểm tựa để được vỗ về, an ủi sau biết bao những mỏi mệt, gian lao đã trải qua.
Không gian, cảnh vật trong bức tranh thiên nhiên Tây Tiến bỗng chốc đáng yêu đến vô cùng, thậm chí có thể giúp những người lính trẻ bộc lộ nét hóm hỉnh, tếu táo đùa vui: núi cao “heo hút cồn mây” vời vợi là thế, khiến các anh vất vả là thế nhưng chẳng phải đã tạo ra hình ảnh “súng ngửi trời” rất thú vị đó sao?
Chính sự lạc quan, vui vẻ, xem thường những trở ngại, khó khăn trong hành trình hành quân đã khiến người lính Tây Tiến như đứng ở vị thế làm chủ thiên nhiên. Bước đường hành quân có lẽ vì vậy mà cũng vơi dần nhọc nhằn, vất vả.
Đề bài:
Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
( Tây Tiến)
1. Giới thiệu chung:
– Tố Hữu và Quang Dũng đều là nhà thơ trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là chàng trai trẻ Hà Thành xếp áo thư sinh mặc áo lính, tâm hồn lãng mạn hào hoa. Còn Tố Hữu được ví như lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, sự nghiệp thơ gắn với sự nghiệp cách mạng.
– Hai bài thơ sáng tác ở hai giai đoạn khác nhau: lấy cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc làm trung tâm, Tây Tiến sáng tác ở giai đoạn đầu, Việt Bắc là bản tổng kết một hành trình lịch sử sau khi quân và dân ta đã toàn thắng.
– Hai đoạn thơ: nằm trong hai bài thơ, có những điểm giống và khác nhau đặc sắc.
2. Phân tích:
a. Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:
– Đoạn thơ nằm ở phần đầu tác phẩm, khi tác giả nói về nỗi nhớ da diết với núi rừng Tây Bắc, nơi đóng quân của đoàn Tây Tiến. Ngồi ở Phù Lưu Chanh mà nỗi nhớ cứ như ăm ắp dội về.
– Đoạn thơ khắc họa thiên nhiên núi rừng đầy hiểm trở:
+ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm: địa hình toàn núi cao, hiểm trở. Tác giả sử dụng những thanh trắc liên tiếp nhau như đoạn đường gồ ghề, lên dốc xuống đèo trên đường hành quân củ người chiến sĩ.
+ Vừa khúc khuỷu, khó đi, vừa thăm thẳm nơi núi rừng, địa hình ấy còn cao, gợi cảm giác đoàn quân đi, đầu súng có thể cham tới trời.
+ Khắc nghiệt của núi rừng hiểm trở còn có “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Điệp từ “ngàn thước” lặp lại hai lần trong một câu thơ nói về số nhiều, cứ trùng trùng điệp điệp, hết cái này lại đến cái khác. Cặp từ đối lập “lên cao” – “xuống” làm ta hình dung ra con đường hành quân vô cùng gian lao. Nơi ấy rừng sâu nước độc. Nơi ấy địa hình hiểm trở cứ như chỉ chờ để nuốt chửng con người.
– Thiên nhiên không chỉ hiện lên hiểm trở, dữ dội mà cũng có nét rất hiền hóa, đáng yêu, thơ mộng. Đó là câu thơ toàn thanh trắc ở cuối như gợi lên cái vẻ dịu dàng sau bao nhiêu đoạn trèo núi vượt đồi.
=> Đoạn thơ hiện lên như một bản đồ đầy khúc khuỷu, gập ghềnh, cũng có những chỗ bằng phẳng, dịu êm. Đó là đặc trưng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
– Tâm trạng của con người:
+ Bao trùm lên tất cả là nỗi nhớ của một người đã từng gắn bó máu thịt nhưng nay phải đi xa, nên tha thiết, nhớ thương.
+ Người lính Tây tiến lạc quan, coi thường mọi khó khăn gian khổ: Cách nói “súng ngửi trời” tếu táo cho thấy tâm hồn họ luôn trẻ trung, biến mọi khó khăn trở nên nhẹ nhàng. Phẩm chất ấy tiếp thêm sức mạnh để người lính luôn hoàn thành nhiệm vụ.
+ Dũng cảm: Không khắc họa trực tiếp nhưng để vượt qua một chặng đường như vậy, người lính Tây tiến phải có lòng dung cảm, lý tưởng sống chiến đấu cho Tổ quốc đã giúp họ vượt qua tất cả.
– Nghệ thuật: Nhà thơ sử dụng từ láy, điệp từ, từ trái nghĩa nhằm hiện lên chân thực nhất hình ảnh núi rừng. Đọc đoạn thơ, nhịp điệu nhịp nhàng, như âm nhạc vang lên, có tiết tấu. Thơ Quang Dũng như ngậm nhạc ở trong miệng (Xuân Diệu) là như vậy.
b. Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:
– Đoạn thơ cũng nói về nỗi nhớ của những người miền xuôi về lại thủ đô, nhớ những ngày tháng còn gian khổ chiến đấu với đồng bào Tây Bắc.
– Thiên nhiên hiện lên dữ dội với kẻ thù và là người thân, đồng chí với quân và dân ta:
+ Núi giăng thành lũy sắt dày: Biện pháp so sánh làm nổi bật địa thế của núi cao. Với kẻ thù, nó như lũy sắt dày bao vây, cô lập kẻ thù, khiến chúng khó lòng trốn thoát được, nhất là trong khi không hiểu gì về điều kiện địa hình.
+ Rừng vây quân thù: rừng cây rậm rạp, nơi kẻ thù thiết kế bao thiết bị thông minh để lấy thông tin bí mật của ta nhưng chính chúng lại không ngờ nơi đây sẽ là nơi bao vây, cấm vận chúng. Nhìn đâu cũng thấy một màu xanh ngút ngàn, làm sao có thể xác định được phương hướng.
+ Ngược lại, với quân và dân ta, rừng che quân thù, khoác lên người bộ quân phục màu xanh là hòa mình vào với cỏ cây sông núi. Không dễ gì địch có thể phát hiện ra. Màu xanh ấy là màu thiêng liêng cho tới tận bây giờ của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.
=> Những hiểu biết sâu sắc của một người trong cuộc đã giúp Tố Hữu tái hiện sâu sắc những đặc điểm của thiên nhiên cũng như quá trình quân dân ta đối phó với Thực dân Pháp xâm lược. Nhờ núi rừng quê hương mà chúng ta có chiến thắng vang dội.
– Tâm trạng:
+ Nỗi nhớ được khẳng định ở ngay câu thơ đầu tiên.
+ Lòng dũng cảm, cao hơn hết là tình yêu quê hương đất nước đã giúp họ đứng vững trong cuộc kháng chiến trường kì và giành thắng lợi vang dội
+ Nhắc đến kỉ niệm còn xen lẫn niềm tự hào. Tự hào về lịch sử dân tộc. Tự hào về những gì chúng ta đã làm được trong thời đại Hồ Chí Minh anh hùng này.
– Nghệ thuật: thơ lục bát, những câu thơ chia thành hai vế thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên.
c. So sánh hai đoạn thơ:
– Giống nhau:
+ Cùng nói về nỗi nhớ thiên nhiên Tấy Bắc, nơi để thương để nhớ rất nhiều trong văn học vì nó thuần tình thuần hậu.
+ Nhớ về những kỉ niệm một thời đấu tranh gian khổ nhưng anh hùng. Điều này phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, vì trong kháng chiến chống Pháp, vùng núi Tây Bắc là căn cứ địa chính của cách mạng.
+ Hai bức tranh thiên nhiên đều có nét dữ dội, nguy hiểm.
– Khác nhau:
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn nhưng cũng rất anh hùng. Hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan.
+ Đoạn thơ trong Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ chiến sĩ đối với đất, với người Việt Bắc. Vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng.
=> Cái khác tạo nên dấu ấn riêng của người nghệ sĩ.
3. Tổng kết:
– Hai bài thơ góp phần làm phong phú thêm văn học viết về kháng chiến chống Pháp.
– Thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả, lối sống nghĩa tình thủy chung của con người Việt Nam.