mn ơi giúp mình với Đề bài :Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau: 1. Thuyền ơi có nhớ bến

mn ơi giúp mình với
Đề bài :Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:
1. Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
2. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
3. Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân
4. Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
5. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

0 bình luận về “mn ơi giúp mình với Đề bài :Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau: 1. Thuyền ơi có nhớ bến”

  1. 1. BPTT: Nhân hóa

    ⇒ Nhân hóa thuyền chài và bến bờ trở nên chung thủy, cũng có những nỗi nhớ giống như con người.

    2. BPTT: So sánh

    ⇒ So sánh tiếng hót của chú chim chiền chiện như những giọt nước.

    3. BPTT: So sánh

    ⇒ So sánh cuộc chiến tranh vất vả và mệt nhọc kéo dài.

    4. BPTT: Nhân hóa

    ⇒ Nhân hóa chiếc khăn thương nhớ một ai đó.

    5. BPTT: So sánh

    ⇒ So sánh công sức của con người có thể làm ra bất cứ thứ gì.

    Bình luận
  2. 1.

    Phép tu từ: ẩn dụ:

    Ẩn dụ phẩm chất –  tương đồng về phẩm chất

    [thuyền : người con trai; bến : người con gái]

    Tác dụng: phép ẩn dụ trên làm cho sự diễn dạt của câu thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm,gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe. Giúp cho tác giả có thể thể hiện rõ ràng nỗi niềm nớ thương bằng 2 đối tượng thuyền và bến.

    2.

    Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

        + Giọt long lanh là những giọt mưa xuân, giọt mưa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá.

        + Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt long lanh ánh sáng và màu sắc có thể bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng).

    → Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất của tác của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào mùa xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục.

    3.

    Biện pháp hoán dụ: “bắp chân đầu gối” – cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

    Tác dụng: khẳng định sức mạnh, ý chí quyết tâm của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

    4.Biện pháp tu từ:

     -Điệp ngữ:” thương nhớ ai”

     – Nhân hóa: “Khăn thương nhớ ai;Khăn rơi xuống đất”

    ⇒ Tác dụng của các biện pháp tu từ: Nhấn mạnh tâm trạng thương nhớ, tương tư của người con gái khi yêu theo các cung bậc cảm xúc nhưng vẫn mang đậm vẻ đẹp nữ tính của người con gái.

    5.Biện pháp tu từ:hoán dụ (lấy bộ phận (bàn tay ta) để chỉ toàn thể (con người).

    Tác dụng:khẳng định và ngợi ca sức lao động sáng tạo phi thường của con người.Từ mãnh đất cằn cỗi,với bàn tay,trí óc và sự quyết tâm,…con người sẽ vượt qua mọi thử thách,khó khăn để làm nên tất cả.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

    Bình luận

Viết một bình luận