Mng giúp gấp với ạ:
Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp, làm rõ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn sử dụng thành phần biệt lập và phép nối (gạch chân và chú thích)
Mng giúp gấp với ạ:
Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp, làm rõ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn sử dụng thành phần biệt lập và phép nối (gạch chân và chú thích)
Dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc trong văn bản “Làng”. Trước hết, nỗi bất hạnh lớn đã đổ sụp xuống đầu ông Hai, ông sững sờ “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như đến không thể thở được”. Các tính từ, động từ trong câu văn đã thể hiện thật chân thực tâm trạng bàng hoàng của ông khi đón nhận tin dữ. Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh, day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống đi”. Về đến nhà, “ông nằm vật ra giường”, rồi tủi thân nhìn đàn con “nước mắt ông lão cứ ứa ra,…” Bao nhiêu câu hỏi dồn về, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời trong đau đớn, ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước, cả con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. Tiếp đến(1), chi tiết ông Hai kiểm lại từng người làng trong đầu chứng tỏ ông vẫn còn niềm tin nơi làng của mình, hy vọng tin đồn đó không đúng. Thế nhưng sau đó, ngay sau đó ông phải đăng cay chấp nhận sự thật: “thằng Chánh Bệu đích thị là người làng”. Kể từ đó, nỗi đau của ông ngày càng bị đẩy cao hơn: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!” Lúc này đây, làng không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn nữa, mà nó còn là cái gì đó lớn lao hơn, là lòng tự trọng, là danh dự. Dường như(2), nỗi sợ hãi khiến ông lặng đi khi mụ chủ xì xầm nói chuyện ở gian trên, ông lão sợ bị mụ đuổi! Tác giả đã miêu tả thật sinh động cảm xúc của ông: “Trống ngực ông lao đập thình thịch”, ông đang hồi hộp lắng nghe xem mụ nói gì, thật tội nghiệp cho một ông lão lúc nào cũng lo sợ, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp, hễ thấy đám đông nào tự tập nhắc đến hai từ “Việt gian”, “Cam nhông” thì ông lại tự nhủ” Thôi lại chuyện ấy rồi”. Cuối cùng, ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà đuổi hết người làng Chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống:”Biết đi đâu bây giờ”. Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian. Tuy nhiên ông đã gạt bỏ ý định ấy là quyết định thù làng, tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình yêu làng. Có thể nói, đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai-một người nông dân-với quê hương, đất nước, với cách mạng kháng chiến. Nỗi đau ấy mới đáng trân trọng làm sao bởi đó là một nỗi đau của một con người danh dự của Làng như chính bản thân mình.
*Chú thích:________(1): Phép nối
________(2): Thành phần biệt lập tình thái