Mở đầu bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã viết : “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Kết thúc

Mở đầu bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã viết :
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Kết thúc bài thơ là những day dứt, xúc động:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Vì sao cả bài thơ lại chỉ có một dấu chấm câu? Tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng có cùng thể thơ trong bài thơ trên và ghi rõ tên tác giả.
2. Hai khổ thơ trên có sự thay đổi trong cảm xúc. Em hãy chỉ rõ từ ngữ thể hiện sự thay đổi ấy? Theo em, điều gì khiến người lính trong bài thơ lại thay đổi tình cảm với vầng trăng?
*Ai trả lời được mình cho câu trả lời hay nhất ! (50 điểm)

0 bình luận về “Mở đầu bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã viết : “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Kết thúc”

  1. 1) thể thơ 5 chữ

    Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

    2)Tưởng như quá khứ đi vào quên lãng nhưng hoàn cảnh bài thơ được đẩy lên một bước ngoặt mới khi tạo ra tình huống bất ngờ “ thình lình đèn điện tắt, phòng buyn đinh tối om” Đây là một tình huống quen thuộc thường hặp trong đời sống thường ngày nhưng trong bài thơ này đây là tình huống tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình.

    Tình huống bất ngờ tạo cơ hội đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, nơi ánh sáng thành phố hiện đại với ánh sáng của trăng đẹp đẽ, trọn vẹn – một sự tình cờ mà như điều tất yếu. Dường như vầng trăng vẫn luôn đứng đó kiên nhẫn đợi chờ. Trăng đột ngột xuất hiện có sức rung động mạnh mẽ làm thức tỉnh cảm xúc và đánh thức lương tâm.

    Bình luận

Viết một bình luận